KINH TRÌNH NGỌC TÒA XUẤT ẤN THIÊN

25 Tháng Mười Một 202210:30 SA(Xem: 1385)
Đức Ngài chấp bút ngày 13 tháng 10 năm 2022.
 

KINH TRÌNH NGỌC TÒA XUẤT ẤN THIÊN


Trước THƯỢNG ĐẾ BA NGÔI CAO CẢ
Con đê đầu đảnh lễ CHÚA CHA
Trình lên VÔ THƯỢNG NGỌC TÒA
ẤN THIÊN di tử ban ra lịnh truyền
Nơi TA BÀ chưởng quyền CHỦ GIÁO
Trong TAM THIÊN duyệt khảo dữ lành
Chấp theo TÂN LUẬT TAM THANH
ẤN THIÊN XUẤT thượng hạ tùng LỊNH THIÊN
Thánh Tiên Phật Kỳ Liên Hải Hội
Thiên Long Hoa mau vội tiếp nghinh
Sắc truyền điệp chỉ OAI THINH
Thừa vâng LỰC LỊNH hiển linh cấp kỳ.
 
Nam Mô Vô Cực Huyền Thiên Thượng Đế
Sáng Thế Chủ Tối Cao Tối Thượng Đại Từ Tôn.
Nam Mô Đại La Thiên Đế Thái Cực Thánh Hoàng 
Thiên Chúa Vạn Linh Ngọc Hoàng Thượng Đế Đại Thiên Tôn.
Nam Mô Hồng Quân Lão Tổ Đại Đạo Huyền Tôn
Tam Thiên Chưởng Giáo Đạo Tổ Đại Sư Tôn.




[THƯỢNG ĐẾ 3 ngôi gồm: (1) ngôi CHA, hay ngôi tình thương ĐẠI TỪ TÔN; (2) ngôi CHÚA, hay ngôi quyền năng ĐẠI THIÊN TÔN; và (3) ngôi THẦY, hay ngôi trí tuệ ĐẠI SƯ TÔN.  Cả 3 ngôi đều là cách biểu thị thể DƯƠNG (masculine) của ĐẤNG CHÍ TÔN. Thượng Đế không giới tính. Nhưng cách biểu thị trong nhân gian này thì có giới tính. Lý do?  Vì dẫn dắt nhân sanh tiến hóa nên Thượng Đế đã tạm mượn hình tượng CHA MẸ nhân sanh để cho nhân sanh cảm nhận được cái Thiên Tính Đại Từ Đại Bi bao trùm vạn linh hiện hữu  trong Đại La Thiên Giới; và Đức Ngài gọi đó là "Thiên Tình Càn Khôn".]

[Thượng Đế là Đấng Sáng Thế Chủ, là Thiên Chúa của Vạn Linh, là Thầy của tất cả các Thiên Nhơn Sư trong toàn Tam Thiên, là Giáo Chủ của tất cả các Giáo trong pháp giới. Những ai đã hiểu sai lệch về Thượng Đế trong một thời gian dài thì xin hãy điều chỉnh lại tâm thức và thái độ của mình để không bị mang tội ngỗ nghịch và phạm thượng.]


[HUYỀN TÔN = Ở đây hai chữ Huyền Tôn được sử dụng với ý nghĩa HUYỀN  là bất khả tư nghị và TÔN là tối thắng tối thượng.] 

[Tổ Tăng Triệu từng ghi " ĐẠO vượt ra ngoài ba không, chẳng phải là điều mà hàng Nhị thừa có thể suy nghĩ. Vì thế, vượt trên sự biểu thị của số lượng, dứt bặt cảnh giới của hữu tâm. Mù mịt không làm mà không gì chẳng làm; chẳng biết vì sao như thế mà luôn như thế, đó là Bất Tư Nghị vậy. Thế thì, Thánh trí đã tri tư mà chiếu soi cả vạn loài, pháp thân chẳng có hìnhứng hiện đầy đủ các hình thể; lại âm vận cùng tột thì không lờikinh tạng đầy khắp; quyền trí thầm kín đã chẳng tính lường mà khi phát động thì hợp với sự. Cho nên có thể cứu độ khắp tất cả, khai ngộ cho chúng sinh để thành tựu mong cầu; thế thì, lợi lạc khắp thiên hạ mà đối với ngã thật là VÔ VI. Nhưng người mê thấy CẢM ỨNG CHIẾU SOI liền cho là TRÍ, quán sát thấy ỨNG HIỆN các hình thì liền cho là THÂN, thấy kinh sách VI DIỆU thì cho là có LỜI, thấy BIẾN ĐỘNG (DỊCH) thì liền cho là QUYỀN. Phàm chỗ cùng tột của ĐẠO há có thể dùng thân hình, ngôn ngữ, quyền biến, trí tuệ mà luận đến CẢNH GIỚI RỐT RÁO LINH DIỆU đó [được] ư ? Nhưng chúng sinh mê ngủ trong đêm dài nếu không có lời thì chẳng tỉnh thức, còn ĐẠO thì chẳng tự mình chuyển vận mà phải có người truyền... Nhưng CỬA HUYỀN thì khó mở, THÁNH ỨNG thì chẳng đồng..." (Trích chú giải kinh Duy Ma Cật)
]





Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn