Trích kinh Vạn Thánh. Huyền Không Thiên Thượng ban kinh ngày 23 tháng 12 năm Kỷ Hợi (17/01/2019). Hiệp Thiên Huyền Nữ Kim Ngọc Thanh Huyền, Thánh Đàn Nam Thành, tiếp điển ứng khẩu lưu xuất kinh văn. Trích đăng ngày 27/11/2024.
NHỨT KHÍ HÓA TỪ
KHAI THẾ giới chư hiền BÀN CỔ
MỞ ĐẠO truyền tiết lộ HÓA VAI
TRUYỀN KINH hóa đạo mến ân
DI ĐÀ PHỔ ĐỘ Tiên Thần khắp nơi.
[Khoán: Khai Thế, Mở Đạo, Truyền Kinh. Di Đà Phổ Độ, Bàn Cổ Hóa Vai.]
ĐỨC DI LẠC VỀ NGÔI CUNG ĐẠO
SỬA HIỀN NGU TÔN GIÁO ĐỔI THAY
NGŨ CHÂU ĐẠI ĐẠO PHẬT ĐÀI
THÁNH KHAI MỞ CỬA TỐT THAY MUÔN LOÀI.
[Khoán: Đức Di Lạc Về Ngôi, Tôn Giáo Đổi Thay. Đại Đạo Phật Đài Thánh Khai Mở Cửa.]
Giục [vứt bỏ] tánh phàm LÒNG NGAY CHỈ RÕ
Lại TẦM THEO máu đỏ LẠC LONG
PHÂN RÀNH CỘI MẠCH ngoài trong
KHAI RA QUỐC ĐẠO MỘT DÒNG GIỐNG THIÊN.
[Khoán: Lòng Ngay Chỉ Rõ: [Hãy] Tầm Theo Lạc Long. Phân Rành Cội Mạch: Khai Ra Quốc Đạo Một Dòng Giống THIÊN.]
ĐỨC GIÁO CHỦ THANH THIÊN THƯỢNG TRÍ
TÙNG THÁNH QUANG NHỨT KHÍ HÓA TỪ
HẠ SANH lưu QUỐC THẬP TỰ
Lực HẠ QUỐC ĐẠO vô tư THIÊN HÀ.
[Khoán: Đức Giáo Chủ Thanh Thiên Thượng Trí, Tùng Thánh Quang Nhứt Khí Hóa Từ Hạ Sanh {Nghĩa: Đức Chủ Giáo là bậc thượng trí từ tầng trời Tam Thanh Thiên tùng Nhứt Khí hóa Thánh Quang hạ sanh cõi thế.}
Chú: THANH THIÊN = TAM THANH THIÊN; là 3 tầng trời cao nhứt trong 12 tầng trời (nếu chia ra thượng, trung, hạ mỗi tầng thì tổng cộng là 36 tầng) của Đại La Thiên, thuộc Tối Đại Niết Bàn. Ba tầng trời này gồm Thái Thanh Thiên (tầng 12), Thượng Thanh Thiên (tầng 11, Đức Di Lạc chưởng quản) và Ngọc Thanh Thiên (tầng 10, Đức Nhiên Đăng chưởng quản). THẬP TỰ = Thập Tự Công, Thầy Nhân Thập. QUỐC ĐẠO = Quốc Khách Đại Đạo (khai mở tại Hoa Kỳ). HẠ QUỐC = Hà Quốc; Chữ 荷 này phát âm là Hà và Hạ, có nghĩa là Liên (Sen). THIÊN HÀ = Ông Thiên họ Hà; cũng có nghĩa là đóa sen trời.]
MÁY THIÊN CƠ địa CHA TRẦN TRỊ
TỘI PHƯỚC CÂN CHÁNH LÝ PHÂN MINH
NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ CÔNG BÌNH
VÔ TƯ thiên hạ hóa hình biến sanh.
[Khoán: Máy Thiên Cơ: Cha Trần Trị, Tội Phước Cân Chánh Lý Phân Minh. Ngọc Hoàng Thượng Đế Công Bình Vô Tư.
Chú: ĐỊA = Địa cầu. TRẦN = Trần thế. VÔ TƯ = Không tư vị một ai.]
Nghịch phản đối Ngũ Hành điện xích
ĐỨC CÙNG TRỜI BIẾN DỊCH THẬP QUANG
TAM THIÊN KHỐI TỊCH TRÙNG NGÀN
MỘC DI THẢO HOÁN [thì] TAM ĐÀNG ĐƯỜNG VÔ.
[Khoán: Đức Cùng Trời Biến Dịch Thập Quang Tam Thiên. Khối Tịch Trùng Ngàn Mộc Di Thảo Hoán Tam Đàng Đường Vô.
Chú: NGŨ HÀNH = 5 hành là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ; Ngũ Hành viết hoa là nói 5 Linh Lực chủ quản 5 hành này. ĐIỆN = Điển. XÍCH = Trừ bỏ, giết sạch. THẬP QUANG TAM THANH THIÊN = Linh quang Tam Thanh Thiên Tối Đại Niết Bàn; Ánh sáng huệ mạng Như Lai. KHỐI TỊCH = Khối tà vạy, không ngay thẳng. TRÙNG NGÀN = Ngàn trùng, nhiều vô số.
ĐỨC CÙNG TRỜI BIẾN DỊCH THẬP QUANG TAM THIÊN = ĐỨC cùng TRỜI biến dịch Thập Quang Tam Thanh Thiên. TRỜI là Đấng Tạo Hóa còn ĐỨC của TRỜI là hóa dục quần sanh. ĐỨC CÙNG TRỜI = TRỜI không bóng không hình, ẩn trong xác hình đi giữa hồng trần chính là ĐỨC. Chúa Cha là TRỜI hiện thân Thập Tự Công đi giữa thế gian là ĐỨC của TRỜI. “Cha Ta luôn ở cùng Ta” chính là ĐỨC CÙNG TRỜI.
KHỐI TỊCH TRÙNG NGÀN MỘC DI THẢO HOÁN TAM ĐÀNG ĐƯỜNG VÔ = Khối tà vạy nhiều vô số, như cây lớn mà giáng xuống (xuống cấp) đổi thành cỏ dại thì có nước vào 3 đường 6 nẻo luân hồi.]
BÁO chúng ta tu bổ cùng nhau
Về QUỐC ĐẠO rồi trau tự tỉnh
Một lòng CHỦ GIÁO HUYỀN MINH
MANG HÌNH THÁNH THẬP [TỰ] tạo bình quốc dân.
[Khoán: Báo: Quốc [Khách][Đại] Đạo Chủ Giáo Huyền Minh Mang Hình Thập Tự.
Chú: BÁO = Nói cho biết rõ. TRAU = Trau dồi. HUYỀN MINH = Đạo hiệu của Đức Ngài Huyền Thiên dưới thế. MỘT LÒNG TẠO BÌNH QUỐC DÂN = Một lòng tạo tác thế giới bình an của con dân (“bình an dưới thế cho người thiện tâm”).
BÁO: QUỐC ĐẠO CHỦ GIÁO HUYỀN MINH MANG HÌNH THẬP TỰ = Nói cho biết rõ: Chủ Giáo Quốc Khách Đại Đạo hiệu Huyền Minh là Thầy Nhân Thập (mang hình thập tự.]
NGƯỜI PHƯỚC ĐỨC khỏi mang lớp quỷ
ĐẮC QUẢ THÀNH chứng vị Thần Tiên
VÔ VI CHỦ GIÁO lục thiên
PHÂN RÀNH CƠ mạch PHÁP huyền kim quang.
[Khoán: Người Phước Đức Đắc Thành Quả [Vị], Vô Vi Chủ Giáo Phân Rành Cơ Pháp.]
THÂN SẮC TƯỚNG thế thân lâm ĐỨC
ĐEM ĐẠO LÀNH kinh lực TRUYỀN BAN
TRỜI CÙNG ĐẠO LẬP TỨ ÂN
VÌ CHÚNG SANH hóa vạn dân đất lành.
[Khoán: Thân Sắc Tướng Đức Cùng Trời Đem Đạo Lành Truyền Ban. Vì Sanh Chúng Lập Đạo Tứ Ân.]
THIÊN BÁ ỨC HOÀN SANH CỨU TỬ
NHỊ HỘI ĐỒNG KHÔNG TƯ VỊ AI
TA LÀ CỐI TẠO NHƠN LOÀI
TA LÀ CỐI GIẢ TÍCH LAI LẬP BẰNG.
[Khoán: Thiên Bá Ức Hoàn Sanh Cứu Tử, Nhị Hội Đồng Không Tư Vị Ai. Ta Là Cối Tạo Nhơn Loài. Ta Là Cối Giả Tích Lai Lập Bằng.
Chú: THIÊN = 1000. BÁ = 100. ỨC = 100,000. NHỊ HỘI ĐỒNG = Hội Đồng Vô Vi trên Thiên Giới và Hội Đồng Hữu Hình dưới thế gian. CỐI = Máy đạo. NHỊ THIÊN = Ngôi Hai.
Hai câu đầu nói: Cải tử hườn sanh vô số chúng nhơn.
Hai câu sau nói: Ta, đấng vô hình xuống điển Kinh Vạn Thánh, chính là Thượng Đế Tạo Hóa Thiên (Ta là cối tạo nhơn loài). Ta, Thượng Đế (Ta là cối giả) lập ngôn làm bằng chứng lưu lại cho hậu lai.]
Trích kinh Vạn Thánh. Huyền Không Thiên Thượng ban kinh ngày 23 tháng 12 năm Kỷ Hợi (17/01/2019). Hiệp Thiên Huyền Nữ Kim Ngọc Thanh Huyền, Thánh Đàn Nam Thành, tiếp điển ứng khẩu lưu xuất kinh văn. Trích đăng ngày 24/11/2024.
THƯỢNG ĐỈNH KHAI ĐẠO THẾ
ỨNG THƠ THƯỢNG ĐỈNH KHAI ĐẠO THẾ
THƯỢNG DĨ LAI TRẦN HUYỀN HUYỀN ĐỀ
TRI HỮU TRI DIỆU CÀN KHÔN TẠO
ĐẠI THƯỢNG ĐẠI CAO TƯỞNG THẤT BỀ.
GIÁO CHỦ kim minh HÀ lũy kiếp
Lai lâm phi giá hiệp Tây Đông
Cửu tầng thiên sắc HƯNG thần
Chín xuân niên tất thiên đồng tảo phân.
Bãi ngoại lành ĐỘ DÂN LẬP CHÁNH
SANH BA NGÔI CHÚA THÁNH HẬU LAI
Di kim HẠ [HÀ] kíp phổ đài
QUỐC dân hiệp lại chánh ngay Đạo mầu.
Lời kinh Đạo càng sâu càng rộng
Nhờ CHÍ TÔN cảm động lòng thương
Con đường QUỐC ĐẠO thi trường
Cảm đức ân CHỦ GIÁO [TÂY] PHƯƠNG BI TỪ
NGÔI NƯỚC ĐẠO TÔN TỪ LIÊN CỘI
CHÁNH GIÁO CÔNG trừ tội quyết truy
Thanh thiên diệu chiếu ân thi
PHẬT THÁNH TIÊN TRỜI SỬA TRỊ NGŨ CHÂU.
Ngọc Bích Cân phong thâu lịch lẫm
Vạn sanh linh diệt tận ác nhân
Phản nghịch sai luật dạy răn
Không phương đào thoát thế gian đậm càng.
DI LẠC GIÁO [CHỦ] HAI NGÀN PHÁP THUYẾT
Hỏi Đạo mầu song tuyệt đến nay
Mở khai BÁT QUÁI TRẬN ĐÀI
Dắt chúng trở lại HOA [KỲ] KHAI ĐẠO MẦU.
Mở LONG HOA cứu bầu thế giới
Hóa [thân] LIÊN HOA sửa đổi năm ngôi
Mở càn khôn thế xuất hồi
Nghiêm quang hóa độ ra đời CHÚA tôi.
HỘI ĐỒNG LẠC thượng ngôi QUỐC CỬU
Một giống TRỜI ân tử tái sanh
Giống dòng HỒNG LẠC DI thành
LIÊN TÒA THÁNH ĐẠO vi thành đức ân.
Hội Đồng nhất vĩ nhân cho thế
Kim phụng quyền Hắc Đế HƯNG y
ĐẠO TRỜI đắc quả Tam Kỳ
Ra đời CHÚA THÁNH ba di đền vàng.
Kim thân sắc hoa quang chuyển hóa
QUỐC ĐẠO NGÔI GIÁO HẠ [HÀ] ra tay
Đem chúng đến chỗ Liên Đài
Năm Ngôi đánh dẹp phân hai dắt về.
[HẠ = Chữ 荷 này phát âm là Hà và Hạ, có nghĩa là Liên (Sen).]
Nhờ kim hóa đất tề cứu rỗi
NGŨ VỊ VƯƠNG LÃO TỐI CAO VI
Mộc Thạch diệu khí lưỡng kỳ
HỘI ĐỒNG TAM GIÁO LIÊN TRÌ QUỐC CÔNG.
HẠNH PHÚC VI DIỆU ĐÀ RA NI
Xa Ha Ba Ra Ta Ra Dạ
Bột Ra Ha Yết Rị Yết Ra
Duệ Phấn Duệ Phấn Trà Duệ Phấn
Chất Đa Xá Na Bột Ra Ha.
Đô Đố Ma Ra Tần Đà Ra
Phấn Tra Phấn Tra A Ba Ra
A Tố A Tỳ Bệ Thệ Phấn
Tác Bà Tác Bà Kiền Thác Bà.
Xa Tỳ Ca Đát Rị Duệ Phấn
Kỳ Nễ Bạt Xà Phấn Ra Dà
Ma Ha Ca Da Rị Ca Noa
Bạt Xà Bạt Xà Dạ Xà Xân.
Kiền Đà Kiền Đà Ha Lăng Dà
Ni Yết Ra Ha Lạo Đà Ra
Rị Thất Rị Thất Lô Chi Chiết
Đà Ra Đà Độn A Ca Ra.
Dược Xoa Dà Bà Rị Chất Đa
Chất Đa Chất Đa Tra Chất Đa
Lô Ha Làn Dà Mực Rị Đốt
Tát Liễm Chất Ca Lột Lô Ca.
Tuệ Phấn Tuệ Phấn Lê Tuệ Phấn
Yết Ra Đàn Đát Rị Hiệt Phấn
Ma Ha Ba Ra Cưu Ma Rị
Thương Yết Ra Dạ Kê Tuệ Phấn.
CƠ DUYÊN TRÌ THỌ ĐI, VÀO NGUYỆN
PHẬT PHÁP CAO SIÊU GIÁO NGHĨA HUYỀN
ĐƯỜNG CÙNG SÁU NẺO BA CÒN LẠI
ĐI MÃI DUYÊN AI Ở TẠI THIÊN.
[Khoán: Phật Pháp Huyền Thiên. Diễn Nghĩa: {Có cơ duyên thì tiếp nhận và hành trì ngay đi. Hãy nguyện thể nhập vào Phật Pháp giáo nghĩa cao siêu huyền diệu. Cuối 6 nẻo luân hồi 3 đường tam giới hãy đi tiếp, cho những ai duyên còn đang mãi ở tại cõi Thiên.}]
PHÀM Ở TẠI ĐỜI LÒNG TỪ MẪN
ĐỐI THẢY MỌI LOÀI; LÒNG TỪ ÂN
TẤT CẢ CHÚ TÂM ĐƯỢC ĐẸP Ý
MONG RẰNG SANH LINH BỎ HẬN SÂN.
[Diễn Nghĩa: {Ở tại phàm đời này nên rải lòng từ mẫn đối với hết thảy mọi loài. Hãy mở rộng lòng từ ban ân cho tất cả được đẹp ý. Mong rằng với Tâm Chú này (Hạnh Phúc Vi Diệu Đà Ra Ni) tất cả sanh linh gột bỏ hết hận sân.}
ĐOẠN DIỆT LY THAM THÂN ÁI Ố
CHỨNG PHÁP CHÂN THIỀN HẠNH PHÚC VÔ [VI]
MONG VỚI SỰ THẬT KHÔNG GIÁN ĐOẠN
PHÁP THIỀN VI DIỆU KẾT QUẢ TO.
[Diễn Nghĩa: {Đoạn diệt đi thân ái ố, lìa hết tham dục, không gián đoạn hành trì pháp thiền vi diệu, chứng pháp chân thiền hạnh phúc vô vi. Mong với sự thật này mang đến kết quả to.}
ĐƯỢC SỐNG HẠNH PHÚC VI DIỆU ẤY
VÌ LÒNG ÍT DỤC, SỰ THẬT NÀY
KHÉO LÊN MẬT THIẾT ĐƯỢC QUẢ VỊ
THỂ NHẬP BẤT TỬ SỰ THẬT NÀY.
[Diễn Nghĩa: {Được sống hạnh phúc vi diệu ấy là nhờ lòng ít dục vọng. Với sự thật này, khéo lên được thánh quả vị. Cũng với sự thật này, mật thiết thể nhập bất tử.}
MẶC DẦU CÓ GIÓ BỐN PHƯƠNG ĐẾN
VỊ THỂ NHẬP TUỆ GIAO ĐỘNG QUÊN
THẤY ĐƯỢC THÁNH ĐẾ CHƠN HẠNH PHÚC
THÂN KIẾN THÁNH ĐẾ NGỰ TỌA ĐỀN.
[Diễn Nghĩa: {Dầu cho có gió bốn phương thổi, thân nhập định tuệ quên giao động. Chứng được con đường thoát khổ (thấy được Tứ Thánh Đế, tức 4 Diệu Đế) là chơn hạnh phúc, pháp thân sẽ gặp Phật (Đế Thánh) ngự pháp tòa.}]
NHƯ CÂY TRỤ CỘT KHÔNG GIAO ĐỘNG
DẦU GIÓ BỐN PHƯƠNG, NHẬP TỊNH THÂN
HOÀN TOÀN TỪ BỎ SÂN SI ÁI,
TRÍ HUỆ THÂM SÂU GIỮA HƯ KHÔNG.
[Diễn Nghĩa: {Như cây cột trụ không giao động, dù bốn phương có nổi phong ba. Hoàn toàn từ bỏ Sân Hận, Si Mê, Ái Dục. Nhập thâm sâu, trí huệ tỏa sáng như ánh trăng giữa hư không.}]
CAO THƯỢNG, CAO THƯỢNG, VÔ THƯỢNG GIẢ
PHÁP HẠNH TỐI THƯỢNG. PHÚC AN LẠC
KHÔNG THẤY, KHÔNG BIẾT, VÔ [VI] THÂN TỊNH
KHÔN NGOAN TỊNH LẠC THẬT DỄ DÀNG.
[Diễn Nghĩa: {Cao thượng! Cao thượng! Bậc vô thượng pháp hạnh tối thượng! Vô vi thân tịnh, không thấy, không biết, hạnh phúc an lạc. Khôn ngoan tịnh lạc thật dễ dàng.}]
MỌI LOÀI HẠNH PHÚC NĂNG TRỰC TÁNH
KHÔN NGOAN THẬN TRỌNG GIỮ GIỚI CHÁNH
KHÔNG HẬN KHÔNG THÙ LƯỢNG RỘNG LỚN
AN TRÚ NIỆM NÀY NHỨT MÌNH SANH.
[Diễn Nghĩa: {Mọi loài muốn hạnh phúc cần giữ tánh mình cho ngay thẳng, khôn ngoan giữ giới đúng với chánh pháp, không hận không thù tâm lượng rộng lớn, ghi nhớ một ý niệm này.}]
MONG RẰNG KHÔNG CÓ GẠT LỪA DỐI
ĐAU KHỔ CHO NHAU BUỒN THẾ [GIỚI] VƠI
HỮU TÌNH SANH CHÚNG TỪ TÂM TẬP
HÃY TU [VỚI] TÂM Ý CHE CHỞ [CHO] NGƯỜI.
[Diễn Nghĩa: {Mong rằng thế giới vơi đau khổ, không có gạt lừa dối gây buồn cho nhau. Sanh chúng hữu tình hãy tập từ tâm, tu với tâm ý che chở cho người.}]
Án Khê Khê Hế Khê Khê Hế
Nhập Tạ Ra Nhập Phạ Ra Hế
Bát Ra Đệ Nẵng Nẫm Đà Nẫm
Thắng Kiết Ra Dạ Dạ Bồ Đề.
Ô Đà Ra Du Lam Bà Lộ
Tát Liễm Bộ Ca Đà Lộ Đô
Trà Tỳ Ni Thạch Thập Phạ Ra
Yết Đa Ha Chất Ca Đa Bộ.
Án Án Ra Hồng Án Ra Hồng
Phạt Rạ Phạt Ra Bạt Ta Phòng
Hất Rị Hất Rị Lô Chế Chiếm
Được Dạ Ra Ha Ba Ni Không.
Trượng Kỳ La Yết Đế Ra Dạ
Ma Ha Đạt Đát Kỳ Dà Da
Sắc Đế Sắc Đế Thập Sắc Đế
Ứng Thố Dạ Ca Ra Tây Na.
KHI CÒN THỨC TỈNH NÊN TÂM CHÚ
ĐẾN NGHE PHÁP PHẬT LỜI DẠY TU
BAO NHIÊU NGƯỜI ĐẾN KHÔNG HỀ THỐI [CHUYỂN]
TẤN ĐẠO BỒ ĐỀ THẢY TIÊU TRỪ.
[Diễn Nghĩa: {Đến nghe Pháp, lời Phật dạy tu, nên chú tâm khi còn tỉnh thức. Người đến được nghe tấn đạo bồ đề không hề thối chuyển, dầu bao nhiêu nghiệp thảy đều tiêu trừ.}]
MỘT SẮC MỘT HƯƠNG CÙNG MỘT KỆ
MỘT CÂU NGHE PHÁP ĐẠO BỒ ĐỀ
ĐỀU VÌ CHÚNG KHUYẾN LỜI PHẬT DẠY
BAO NHIÊU NGƯỜI NGHE LÌA KHỔ VỀ.
[Diễn Nghĩa: {Một nhân ảnh, một nén hương, một bài kệ giảng, nghe được một câu pháp đạo bồ đề, lời Phật dạy đều vì khuyên chúng, người nghe bao nhiêu khổ lìa về chốn lạc an.}]
NGHIỆP MỚI KHÔNG TẠO TỪ TÂM BỎ
SANH HỮU TƯƠNG LAI BÁU DIỆU VÔ
VẬY NAY TĂNG CHÚNG HIỂU THÔNG SUỐT
PHÁP ĐƯA PHÁP HẠNH NIỆM NAM MÔ.
[Diễn Nghĩa: {Từ tâm không tạo nghiệp mới, lìa bỏ sanh hữu tương lai, là báu diệu vô lậu, vậy nay tăng chúng hiểu thông suốt, pháp đưa pháp hạnh niệm nam mô.}]
ĐÚNG THỜI NGHE PHÁP LÒNG TỐI THƯỢNG
NHẪN NHỤC NHÃ HÒA ĐEM TÌNH THƯƠNG
SỐNG ĐẠM [BẠC] GIẢN DỊ ĐƯỢC TỊNH LẠC
DỄ NÓI NHU HÒA NHƯỜNG BƯỚC NHƯỜNG
[Diễn Nghĩa: {Đúng thời nghe chánh pháp tối thượng, đem lòng nhẫn nhục nhã hòa gói tình thương, sống đời sống đạm bạc giản dị để được an tịnh lạc, lời nói nhu hòa dễ nghe, nhường bước một nhường thêm bước hai.}]
SỐNG THẤY VỪA ĐỦ, KHÔNG CAO [NGẠO][NGÃ] MẠN
KHÉO CHÂN THỰC, SỰ ÍT RỘN RÀNG
CĂN ĐƯỢC TỊNH LẠC, HIỂU THÔNG SUỐT
HỮU TÌNH TU TẬP PHÚC LẠC AN.
Huyền Không Thiên Thượng ban cho Giáo Hội Thiên Trường vào ngày 4 tháng 2 năm Kỷ Hợi (9/3/2019), Thánh Đàn Nam Thành, giờ Tí, trực thuộc Tòa Đình Trung Ương GHTT Nam California. Hiệp Thiên Huyền Nữ Kim Ngọc Thanh Huyền tiếp điển ứng khẩu lưu xuất kinh văn. Trích đăng ngày 10 tháng 11 năm 2024 .
TA RA MẬT ĐA BÁ ỨC HÓA THÂN
ĐỜI DỮ ĐẠO MỘT CÂU PHÁP KỆ
LỜI THƠ TRẦN LEN LỎI CHỐN MÊ
ĐẠO TƯ BI BỜ GIÁC QUAY VỀ
TRẦN KHÔNG BỢN TU HỌC BỒ ĐỀ
[Diễn Nghĩa: {Ta len lỏi chốn trần mê dụng lời thơ triển hiện một câu Pháp Kệ dạy Đời và Đạo. Ta dạy Đạo Từ Bi quay về Bờ Giác. Tu học Đạo Bồ Đề, tuy thân sống giữa trần hồng nhưng không bám bợn nhơ.}
Chú: DỮ = Và, với. BỢN = Bợn nhơ, dơ bẩn.]
QUA BA ĐƯỜNG SÁU NẺO, ĐI QUA
AI ĐẾN ĐƯỢC CUNG TÒA YÊN HÓA,
NGÔI PHÁP NGHE PHƯỚC TRÍ VÔ BIÊN
LỜI PHẬT DẠY. PHÁP THÂN ĐÁP HÀ:
Yết Rị Ra Ma Ha Đát Ta
Đát Ra Nành Yết Đa Cu Ra
Tất Nễ Ra Rị Đa A Dá
Băng Tát Yết Rị Đa Xà Bà
Tát Bà Tì Tát Bà Ca Na
Tát Từ Tát Ghi Bát Tát Ra
Bà Ha Sắc Đế Kê Đệ Thính
Từng Đà Ra Ca Đát Tát Cớ Đa.
[Nguyên Văn: Qua Ba Đường Sáu Nẻo, Ai Đi Qua Đến Được Cung Tòa Yên Hóa, Ngôi Pháp Nghe Lời Phật Dạy Phước Trí Vô Biên, Pháp Thân Đáp HÀ. Diễn Nghĩa: {Bao nhiêu kiếp trải qua 3 đường 6 nẻo luân hồi, ai đã vượt qua và đến được cung tòa do ánh sáng hóa thành, trước ngôi Pháp Tòa nghe được lời Phật dạy là bậc phước trí vô biên. Nói kệ xong pháp thân lão HÀ lưu xuất chơn ngôn như vầy: Yết Rị Ra Ma Ha ....}
Chú: YÊN = YẾN, ánh sáng. CUNG TÒA YÊN HÓA = Cung Tòa do ánh sáng hóa ra. NGÔI PHÁP = Ngôi Pháp Tòa; Pháp Tòa có ba nghĩa khác nhau: (1) Tòa ngồi của chư Phật; (2) Tòa ngồi của vị tăng thuyết pháp; (3) Chỗ ngồi của hội chúng tập trung. NGHE LỜI PHẬT DẠY PHƯỚC TRÍ VÔ BIÊN = Hàm hai nghĩa: (1) Nghe được lời Phật dạy thì được phước trí vô biên; và (2) Được nghe lời Phật trực tiếp dạy thì đã là bậc phước trí vô biên. ĐÁP = Hàm 3 nghĩa: (1) Trả lời; (2) Liên tiếp; (3) Liếm, giống như chữ Thiểm, nghĩa là "Thè lưỡi ra liếm", mà Liếm theo thuật ngữ Phật Giáo là: "phóng tướng lưỡi dài rộng trùm khắp tam giới"); (4) Ứng xuất lưu loát (trong bài này có ý nói lưu xuất chơn ngôn). PHÁP THÂN HÀ = Pháp thân Đức Ngài. PHÁP THÂN HÀ ĐÁP = Pháp thân Đức Ngài lưu xuất chơn ngôn (Đà La Ni/ thần chú).]
KHÔNG: VÔ SẮC [...] THỨC, VÔ NHÃN [...]
VÔ VÔ MINH [...] ĐẲNG ĐẲNG CHÚ [,] NĂNG [...]
VÔ THƯỢNG CHÚ [KHÔNG] PHÁP, VÔ NHÃN GIỚI [...]
TA RA MẬT ĐA BÁ ỨC HÓA THÂN.
[Diễn Nghĩa: {KHÔNG: chẳng 5 uẩn, chẳng 6 căn, chẳng 6 trần, chẳng 6 thức, 18 giới đều không, chẳng vô minh cũng chẳng hết vô minh, cho tới chẳng đắc chẳng sở đắc, là thần chú vô song, là KHÔNG PHÁP vô thượng chú, TA RA MẬT ĐA BÁ ỨC HÓA THÂN.}
Chú: VÔ SẮC...THỨC = Vô sắc, thọ, tưởng, hành, thức = Chẳng 5 Uẩn. VÔ NHÃN... = Vô nhãn, nhỉ, tỉ, thiệt, thân, ý = Chẳng 6 Căn. VÔ ĐẲNG ĐẲNG = Chữ Sankrit là Asamasama = Vô song, không gì sánh bằng. ĐẲNG ĐẲNG = Chữ Sankrit là Samasama = Như nhau. NĂNG ... = Năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư. VÔ VÔ MINH... VÔ ĐẲNG ĐẲNG CHÚ NĂNG... VÔ THƯỢNG CHÚ PHÁP = Chẳng có vô minh ... là thần chú vô song luôn trừ các khổ não, chân thật không hư dối, là không pháp vô thượng chú; Cụm chữ này tóm tắt một đoạn dài của kinh Bát Nhã "Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận. Vô khổ, tập, diệt, đạo. Vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố. Bồ Đề Tát Đõa y Bát Nhã Ba La Mật Đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn. Tam thế chư Phật, y Bát Nhã Ba La Mật Đa cố, đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Cố tri Bát Nhã Ba La Mật Đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư." Tạm dịch là: "Không có vô minh,mà cũng không có hết vô minh. Không có già chết, mà cũng không có hết già chết. Không có khổ, tập, diệt, đạo. Không có trí cũng không có đắc, vì không có sở đắc. Khi vị Bồ Tát nương tựa vào Trí Tuệ Bát Nhã này thì tâm không còn chướng ngại, vì tâm không chướng ngại nên không còn sợ hãi, xa lìa được cái điên đảo mộng tưởng, đạt cứu cánh Niết Bàn. Các vị Phật ba đời vì nương theo Trí Tuệ Bát Nhã này mà đắc quả vô thượng, chánh đẳng chánh giác. Cho nên phải biết rằng Bát Nhã Ba La Mật Đa là đại thần chú, là đại minh chú, là chú vô thượng, là chú cao cấp nhất, luôn trừ các khổ não, chân thật không hư dối...". VÔ NHÃN GIỚI... = Chẳng nhãn giới... cho tới chẳng ý thức giới ("vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới"). TA RA (tārā) = ĐA LA = (1) Vượt qua (từ gốc chữ Phạn TRI-ĐA (tṛ) có nghĩa là vượt qua); (2) Tinh tú đang di chuyển; (3) Người giải phóng, người cứu tinh; và (4) danh hiệu của các Phật Mẫu Lục Độ. MẬT ĐA = BA LA MẬT ĐA = Chữ Sankrit là Paramita = đáo bỉ ngạn (param = bỉ ngạn; ita = đến), độ vô cực, diệu trí độ. BÁ = Trăm. ỨC = Trăm ngàn. TA RA MẬT ĐA BÁ ỨC HÓA THÂN = Nghĩa (1) Vượt qua, đáo bỉ ngạn, vô số hóa thân; (2) Như tinh tú di chuyển trong bầu trời, độ vô cực, vô số hóa thân; (3) Đấng Cứu Tinh, diệu trí độ, vô số hoá thân (là câu thần chú, giống như câu Gate, Gate, Paragate, Parasamgate, Bodhi Svaha! trong bài kinh Bát Nhã Tâm).
Chú thích thêm về các TA RA: Còn được xưng tán là Lục Độ Phật Mẫu, Lục Độ Mẹ Chư Phật, Cứu Độ Mẫu, Đa La Tôn Quán Âm, Đa La Quán Thế Âm. Có câu thần chú chính yếu về Lục Độ Mẫu như sau: OM (nguồn thực tại tối thượng) TARE (đấng dũng mãnh cứu độ thế gian), TUTARE (đấng hộ trì giải trừ mọi chướng ngại và sợ hãi) TURE (đấng giải thoát giúp thành toàn mọi tâm nguyện) SOHA (Lành thay!/ Viên mãn thay!/Ân phước rưới xuống vô cùng tận!). TÁM CHƯỚNG NGẠI (phát sinh ra mọi chướng ngại) là: (1) Thiếu hiểu biết; (2) Chấp trước; (3) Tức giận; (4) Kiêu căng; (5) Đố kỵ; (6) Đau khổ do 3 yếu tố tham lam, hận thù, vọng tưởng gây ra; (7) Nghi ngờ/ hoài nghi; và (8) Những quan điểm không đúng/tà kiến.]
VÔ: TĂNG, PHẬT TẬN KIẾN VÔ, HỮU
TỊNH TIỆT VÔ NHƯ THÂN BỔN SƯ
KHÔNG: VÔ SẮC, BẤT SINH, BẤT DIỆT
VÔ: DIỆC PHÙNG CHÍ VÔ LÃO DƯ.
[Diễn Nghĩa: {VÔ: là Tăng và Phật thấy tới chỗ tột cùng của hai chữ Có và Không, là Tịnh Tiệt Vô, là như chính bản thân của Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni. KHÔNG: là vô sắc, chẳng sanh, chẳng diệt. VÔ: cũng là gặp Chí Tôn Vô Cực Lão đây.}
Chú: TỊNH TIỆT VÔ = Trong bộ Đại Bát Nhã, Tập Ưng Phẩm, Phẩm 3, Quyển 1, Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh, bản dịch của ngài Cưu Ma La Thập, Đức Thế Tôn đã nói 7 KHÔNG với ngài Xá Lợi Phất gồm có: TÁNH KHÔNG (Không của bản tánh), TƯỚNG KHÔNG (Không của tự tướng), CHƯ PHÁP KHÔNG (Không của vạn hữu), VÔ SỞ ĐẮC KHÔNG (Không của cái không thể đắc), VÔ VI PHÁP KHÔNG (Không của các pháp vô vi), HỮU VI PHÁP KHÔNG (Không của các pháp hữu vi), VÔ PHÁP HỮU PHÁP KHÔNG (Không của tất cả các pháp). DIỆC = Chẳng qua là, cũng chỉ là. PHÙNG = Gặp gỡ. DƯ = Ta. CHÍ VÔ LÃO DƯ = Chí Tôn Vô Cực Lão Ta.]
SẮC BẤT DỊ KHÔNG
KHÔNG BẤT DỊ SẮC
VÔ THƯỢNG VÔ TẬP
TÂY PHƯƠNG CHƯ PHẬT
VÔ TẬN TRÍ BỰC
[Diễn Nghĩa: {Sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác Sắc, Chư Phật Tây Phương, bậc trí huệ không ngằn mé, bậc vô thượng tôn (không ai có thể cao hơn), bậc vô tập tôn (không ai có thể sáng hơn).}
Chú: VÔ THƯỢNG = Không thể cao hơn. VÔ TẬP = Không thể sáng hơn (chữ Tập bộ Hỏa). VÔ TẬN TRÍ BỰC = Bậc trí huệ vô ngằn mé.]
TẠI PHÀM ĐỜI NÀY
TRÊN CÕI ĐẤT NÀY
ĐƯA PHÁP THUYẾT GIẢNG
VỊ THỂ THÁNH QUANG
THẬT SỰ [LIỄU NGỘ] THÁNH ĐẾ
THỂ NHẬP [ĐƯỢC] DIỆU ĐỀ
[Diễn Nghĩa: {Tại đời phàm này, trên địa phận này, Ta thuyết giảng giáo pháp, với tư cách (vị thể) là một "thánh quang" thật sự liễu ngộ con đường giải thoát, thực sự thể nhập đạo lý chiếu sáng này.}
Chú: THÁNH ĐẾ = Tứ Diệu Đế hay Tứ Thánh đế (4 chân lý của bậc thánh, phạn văn là Catvary Aryasatyani. Arya là Diệu; Satya là Đế, là sự thật, là chân lý.) gồm Khổ Đế (Dukkha - Chân lý về sự khổ), Tập Đế (Sameda Dukkha - Chân lý về nguyên nhân sự khổ), Diệt Đế (Nirodha Dukkha - Chân lý về sự diệt khổ), và Đạo Đế (Nirodha Gamadukkha - Chân lý về con đường/phương pháp thoát khổ). ĐỀ = Đạo lý. DIỆU ĐỀ = Đạo lý chiếu sáng.]
TỤC KHÔNG BẤT TỬ
THIÊN GIỚI BI TỪ
HÓA ĐỘ CHÚNG SANH
GIỮ ĐẠO LÀM LÀNH
PHẬT TỪ [THỊ] GIA HỘ
[Diễn Nghĩa: {Phàm tục không thể không chết. Thiên Giới có lòng bi từ nên hóa độ chúng sanh. Hãy làm lành và giữ Đạo! Có Phật Từ Thị (Phật Di Lạc) gia hộ.}]
HẠNH PHÚC GIÁC NGỘ
TÂM ĐẮC THỌ TRÌ
MỘT LẦN GÌN Y
HƯỚNG VỀ PHẬT PHÁP
[Diễn Nghĩa: {Tâm được giác ngộ là hạnh phúc chơn thực. Hãy tiếp nhận giáo pháp và thực hiện theo một lần. Rồi hướng về Phật và Pháp mà gìn giữ y như thế.}]
LÒNG TỪ HÒA HỢP
TU TẬP HẰNG NGÀY
LỜI CHÂU THẤT NÀY
TINH HOA HỘT PHÁP
[Diễn Nghĩa: {"Trưởng dưỡng lòng từ, khéo sống hòa hợp, ngày ngày tu tập như vậy" những lời châu ngọc này là tinh hoa, là hột pháp.}
Giai dĩ,
KHẢ KHẢ LƯỢNG PHONG TUYỆT PHI THANH
NAN SỰ PHƯỚC HUỆ CHIÊU PHẨM HẠNH
KIM DIỆU QUI HỒI HOÀNG HỒNG GIẢI
NGUYỆN TA THẾ THẾ DĨ THỬ THÀNH.
[Diễn Nghĩa: {Hư không có thể đo lường, gió có thể tuyệt nhiên không phát ra âm thanh, sự khó là làm sáng tỏ phẩm hạnh phước huệ. Nay ta trở lại để rọi sáng, giải thoát cho hồng trần. Ta nguyện đời đời đem giáo pháp độ chúng được thành tựu.}
Chú: GIAI DĨ = Đều do. CHIÊU = Chiếu, làm sáng tỏ, dẫn tới. KHẢ KHẢ LƯỢNG PHONG = Phải chăng ý na ná với câu "Hư không khả lượng, phong khả hệ, vô năng tận thuyết Phật công đức." trong bài Tán Phật của Nghi Thức Lăng Nghiêm Thập Chú với ý nghĩa là: Hư không có thể lường, gió có thể cột, nhưng không thể nói hết công đức Phật?? Nếu là vậy thì KHẢ KHẢ LƯỢNG PHONG TUYỆT PHI THANH có thể sắp xếp lại là [HƯ KHÔNG] KHẢ LƯỢNG, PHONG KHẢ TUYỆT PHI THANH, có thể giải nghĩa là: [Hư không] có thể lường, gió có thể tuyệt nhiên không âm thanh. NAN SỰ PHƯỚC HUỆ CHIÊU PHẨM HẠNH = Sự khó là làm sáng tỏ phẩm hạnh phước huệ của [một ai đó]. KHẢ KHẢ = Cây dừa. LƯỢNG = Hóng gió. KHẢ KHẢ LƯỢNG PHONG TUYỆT PHI THANH = Cây dừa hóng gió thì tất nhiên phải phát ra âm thanh??? NAN SỰ = Việc khó. CHIÊU = (1) Dẫn tới; (2) Chiếu sáng. HỒNG = (1) Rộng lớn; (2) Hồng trần. NGUYỆN = "Phổ nguyện pháp giới chư chúng sinh, tốc vãng vô lượng quang Phật sát, nguyện tiêu tam chướng trừ phiền não, nguyện đắc trí huệ chơn minh liễu, phổ nguyện tội chướng tất tiêu trừ, thế thế thường hành Bồ-tát đạo, nguyện sinh Tây Phương Tịnh Độ trung, cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu, hoa khai kiến Phật ngộ vô sinh, bất thối Bồ Tát vi bạn lữ, nguyện dĩ thử công đức, phổ cập ư nhất thiết, ngã đẳng dữ chúng sinh, giai cộng thành Phật đạo." (như trong bài Hồi Hướng của Phật Giáo). TAM = là TAM THẾ GIỚI (thử thế giới, tha thế giới, vô lượng thế giới); hay là TAM QUỐC ĐỘ (thử quốc độ, tha quốc độ, vô lượng quốc độ); hoặc là TAM THẾ (3 đời là đời quá khứ, đời hiện tại, đời vị lai). THẾ THẾ = (1) thế xuất thế gian; (2) Đời đời. DĨ THỮ = đem. HOÀNG = Rọi sáng. HỒNG GIẢI = Giải cứu/ giải thoát hồng trần. THÀNH = Thành tựu (như trong bài Thánh-Vịnh lễ Mông Sơn Thí Thực của Phật Giáo có các câu "Thử thế giới, tha thế giới, vô lượng thế giới. Thử quốc độ, tha quốc độ, vô lượng quốc độ. Thế xuất thế gian, tùy nguyện sở thành...". ]
Huyền Không Thiên Thượng ban cho Giáo Hội Thiên Trường vào ngày 4 tháng 2 năm Kỷ Hợi (9/3/2019), Thánh Đàn Nam Thành, giờ Tí, trực thuộc Tòa Đình Trung Ương GHTT Nam California. Hiệp Thiên Huyền Nữ Kim Ngọc Thanh Huyền tiếp điển ứng khẩu lưu xuất kinh văn. Trích đăng ngày 07 tháng 11 năm 2024 .
DI LẠC PHẬT VƯƠNG THUYẾT GIẢNG TÂM KỆ _tiếp theo
BỐN PHƯƠNG TÁM HƯỚNG [ngày] mai khôi hiệp
CHÁNH PHÁP RA ĐỜI mươi triệu kiếp
MƯỜI PHƯƠNG ÁNH SÁNG trang nghiêm cõi
RỐT RÁO CHUYÊN TU buông bỏ tuyệt.
[Khoán: Bốn Phương Tám Hướng, Chánh Pháp Ra Đời, Mười Phương Ánh Sáng, Rốt Ráo Chuyên Tu (chúng dân khắp thiên hạ nghe đây: Chánh Pháp ra đời! Phật phóng ánh sáng 10 phương. Hãy rốt ráo chuyên cần tu học!). ]
BA CÕI TRỌN KHÔNG không trọn có.
PHÁP TỊNH LÒNG VUI niệm nam mô
TỰ MÌNH CHÍ NGUYỆN vì sao thế?
KHÔNG DIỆT KHÔNG SANH vi lậu vô [vô lậu].
[Khoán: Ba Cõi Trọn Không, Pháp Tịnh Lòng Vui, Tự Mình Chí Nguyện, Không Diệt Không Sanh (Ba cõi đều trọn một chữ KHÔNG, lòng an vui với chơn pháp tịch tịnh, tự mình chí thành phát nguyện thể nhập cảnh giới "không diệt không sinh").]
Chú: LẬU, HỮU LẬU, VÔ LẬU = nói nôm na là những phiền não, còn phiền não, hết phiền não. Thân thể của phàm phu gọi là Hữu Lậu Thân, còn thân Phật thì thanh tịnh vô lậu gọi là Vô Lậu Thân. Tu 6 hành quán hữu lậu được quả báo trời, người trong 3 cõi gọi là Hữu Lậu Đạo (con đường hữu lậu). Còn pháp tu chứng được đạo quả Niết bàn thì gọi là Vô Lậu Đạo (con đường vô lậu). Nhờ vào pháp thế tục mà phát sinh trí tuệ thì gọi là Hữu Lậu Trí, còn chứng biết lý Tứ Đế và trí tuệ của bậc Thánh từ giai vị Kiến Đạo trở lên gọi là Vô Lậu Trí. Phàm phu từ giai vị Kiến Đạo trở xuống làm thiện thì gọi là Hữu Lậu Thiện, còn điều thiện do bậc Thánh từ giai vị Kiến Đạo trở lên đạt được thì gọi là Vô Lậu Thiện. Hành vi thế tục do Trí Hữu Lậu tạo tác thì gọi là Hữu Lậu Hạnh, còn dùng Trí Vô Lậu tu quán hạnh Tứ Đế thì gọi là Vô Lậu Hạnh. Dùng đạo hữu lậu để đoạn trừ phiền não thì gọi là Hữu Lậu Đoạn, còn dùng đạo vô lậu để đoạn trừ phiền não thì gọi là Vô Lậu Đoạn. Hạnh hữu lậu có thể chiêu cảm quả hữu lậu trời, người, v.v... trong 5 đường cho nên gọi là Hữu Lậu Nhân, còn hạnh vô lậu thì có khả năng chứng quả Vô Lậu Niết Bàn cho nên gọi là Vô Lậu Nhân. Phàm phu nhờ tu 6 hạnh quán mà an trụ trong các định Tứ Thiền, Tứ Vô Sắc định, Tứ Vô Lượng Tâm định ... gọi là Hữu Lậu Định, hoặc Hữu Lậu Thiền còn thiền định do bậc Thánh dùng trí vô lậu mà phát được thì gọi là Vô Lậu Định hay Vô Lậu Thiền. Định Vô Lậu này sinh khởi ở trong 9 địa Vô Lậu: Vị Chí Định, Trung Gian Định, Tứ Căn Bản Định, Không Vô Biên Xứ Định, Thức Vô Biên Xứ Định và Vô Sở Hữu Xứ Định. Ngoài ra, theo tông Duy Thức thì tịnh thức của quả Phật gọi là Vô Lậu Thức, còn thức khi chưa thành Phật thì gọi là Hữu Lậu Thức. Thức thứ 6 và thứ 7 khi ở Sơ Địa vào giai vị Kiến Đạo đã chuyển một phần thức thành trí thì cũng có thể đoạn được gọi là Vô Lậu Thức. Còn 5 thức trước và thức thứ 8 thì khi thành quả Phật mới có thể chuyển biến thành thức vô lậu. Sau hết, sự giác ngộ vô lậu xưa nay vốn vắng lặng gọi là Vô Lậu Vô Vi, nhưng khi do tác dụng mà khởi động thì gọi là Vô Lậu Hữu Vi. VI VÔ LẬU = có ý nói tất cả các thứ vô lậu như thân vô lậu, thức vô lậu, hạnh vô lậu, đoạn vô lậu, nhân vô lậu, quả vô lậu, trí vô lậu ... Vô Vi Vô Lậu.]
Lời Ta [Bậc] Oai Đức CUNG KÍNH NGƯỠNG!
[Hãy] Kiếm khắp phương TRỜI NHẬP XUẤT ĐƯƠNG
KHÔNG: vô tướng, vô sắc, VÔ THƯỢNG
Mừng thay [cho những ai] chánh [pháp] đặng, CHÁNH PHÁP tường.
[Khoán: Cung Kính Ngưỡng! Trời Nhập Xuất Đương, Vô Thượng Chánh Pháp (Hãy cung kính quy ngưỡng! ĐẤNG TRỜI đang xuất nhập hồng trần rao giảng vô thượng chánh pháp).
Chú: ĐƯƠNG = Đang. TRỜI NHẬP XUẤT ĐƯƠNG = Đấng Trời xuống hồng trần đang xuất lộ. ĐẶNG = Được.]
Lợi ích KHÂU PHÁP [PHÁP LỚN] hòa chuông tiếng
Chuông khuya mõ sớm LEN LỎI HIỆN
Du dương trầm bổng TỪ BI PHÁP
THÀNH TÂM QUY KÍNH PHẬT PHÁP HUYỀN!
[Khoán: Khâu Pháp Len Lỏi Hiện, Từ Bi Pháp, Thành Tâm Quy Kính Phật Pháp Huyền (Pháp lớn len lỏi hiện giữa chốn hồng trần, là pháp của Đấng Từ Bi, hãy thành tâm quy kính Phật Pháp thâm sâu {cũng hàm ý nói Phật Pháp của Đức Trời Huyền Thiên}).]
TINH HOA PHẬT PHÁP bao hàm tưởng
TỪ HƯỚNG ĐIỂN LÀNH sự hoằng dương
CHỈ RÕ NGUYÊN LÝ đường tu tập
CẦU ĐẠO BỒ ĐỀ mở lòng thương.
[Khoán: Tinh Hoa Phật Pháp, Từ Hướng Điển Lành, Chỉ Rõ Nguyên Lý, Cầu Đạo Bồ Đề (Ta phóng điển lành, chỉ rõ nguyên lý tinh hoa Phật Pháp. Hãy mau cầu Đạo Bồ Đề!).]
Ba đường sáu nẻo sanh rồi tử
Mọi sanh linh do vậy THẮNG TU
Nơi CHÁNH PHÁP VI DIỆU hạnh phúc
Đoạn diệt đi tham, tránh hận thù.
[Khoán: Thắng Tu Chánh Pháp Vi Diệu! (Hãy thắng tu chánh pháp vi diệu!)
Chú: THẮNG TU = tu theo pháp thù thắng tức Thắng Pháp. Thắng Pháp: là pháp thù thắng vượt khỏi Kinh Tạng và Luật Tạng. Thắng Pháp (Abhidhamma, A Tỳ Đạt Ma, A Tỳ Đàm) còn được gọi là Vi Diệu Pháp. Thắng Pháp Tạng là Tạng thứ ba của Tam Tạng Kinh Điển là Abhidhamma Pitaka. Tạng nầy thường được gọi là Luận Tạng, theo hệ thống kinh điển Đại thừa, nó tập hợp các bộ luận giải của các vị cao tăng. Trong hệ Nguyên thủy, Vi Diệu Pháp là một tập hợp các bài giảng sâu xa của Đức Phật về thể tính của vạn pháp. Có một số người dịch Abhidhamma là Đối Pháp, Đại Pháp hay Hướng Pháp. Đại Pháp: là pháp cao sâu, rộng rãi hơn các pháp trong Kinh Tạng và Luật Tạng. Đối Pháp: là đối tượng của trí tuệ cao siêu, sáng suốt. Hướng Pháp: là pháp có khả năng hướng đến sự giải thoát, giác ngộ, liễu tri các pháp. CHỈ RÕ NGUYÊN LÝ ĐƯỜNG TU TẬP (trong khổ thơ trước) và THẮNG TU CHÁNH PHÁP VI DIỆU (trong khổ thơ này)là có ý nói đến Thắng Pháp này.]
NAY [TẠI] PHÀM CÓ CHÁNH PHÁP MẦU NHIỆM
HÃY CHÚ TÂM LỜI DẠY MỘNG TÌM
GIỮA HƯ KHÔNG TỤ HỘI GIỚI THIÊN
CHÓNG CẦU ĐẠO NAM MÔ DIỆU NIỆM!
[Khoán: Nay Phàm Có Chánh Pháp Mầu Nhiệm. Hãy Chú Tâm Lời Dạy Mộng Tìm. Giữa Hư Không Tụ Hội Giới Thiên, Chóng Cầu Đạo Nam Mô Diệu Niệm (Nay tại hồng trần có chánh pháp mầu nhiệm. Hãy chú tâm lời Ta dạy: dầu trong giấc ngũ cũng phải rán tìm tới để học. Bởi vì, có Thiên Giới tụ hội giữa hư không. Hãy chóng CẦU ĐẠO! Chóng diệu niệm Nam Mô!).]
TA NHẬP THỂ KHÉO Y XÁC NÓI
Trụ bốn phương tám hướng pháp khơi
TA BẬC CHÁNH [ĐẲNG GIÁC] THỂ NHẬP THUYẾT GIẢNG
Ba pháp xứ nơi rằng sự tới.
[Khoán: Ta Nhập Thể Khéo Y Xác Nói. Ta Bậc Chánh Thể Nhập Thuyết Giảng (Ta nhập thể hình, xác khéo nói y lời. Ta, bậc Chánh Đẳng Giác, nhập thể hình thuyết giảng cứu độ chúng sinh).
Chú: PHÁP XỨ = có nghĩa là chỗ sinh ra và nuôi lớn tâm và tâm sở, đồng thời là chỗ để cho tâm và tâm sở tựa và nương theo. BA PHÁP XỨ = Năm Căn, Năm Cảnh, và Sở Nhiếp Sắc. Trong tất cả sắc pháp, bất cứ pháp nào, hễ được thu nhiếp vào pháp xứ thì đều gọi là Pháp Xứ Sở Nhiếp Sắc. Theo luận đại thừa A Tì Đạt Ma Tạp tập quyển 1, thì Pháp Xứ Sở Nhiếp Sắc được chia ra làm 5 loại: (1) Cực Lược Sắc: Chỉ cho tất cả pháp cực nhỏ (cực vi) mà vẫn có tính chất chướng ngại; (2) Cực Huýnh Sắc (cũng gọi Tự Ngại Sắc): Chỉ cho những hiển sắc của Không Giới không đủ tính chất chướng ngại (như sáng, tối...); (3) Thụ Sở Dẫn Sắc (cũng gọi Vô Biểu Sắc): Chỉ cho sắc pháp vô hình, nương vào 2 nghiệp thiện và ác phát động nơi thân khẩu rồi khởi lên ở trong thân chứ không biểu hiện ra ngoài (chẳng hạn như do giữ giới mà dẫn sinh một loại tác dụng tinh thần ngăn ngừa được tội lỗi), vì là do Tứ Đại trong thân tạo ra cho nên được liệt vào loại sắc pháp; (4) Biến Kế Sở Khởi Sắc: Ý thức duyên theo 5 căn, 5 cảnh mà sản sinh ra tác dụng tính toán, so đo, phân biệt tất cả một cách hư vọng, rồi trong tâm biến hiện ra bóng dáng của sắc pháp như hoa đốm giữa hư không, như bóng mặt trăng dưới đáy nước, như ảnh tượng trong gương... đều được thu nhiếp vào loại sắc pháp này (loại sắc pháp này chỉ có bóng dáng chứ hoàn toàn không có bản chất tự thể để nương tựa); (5) Định Tự Tại Sở Sinh Sắc (cũng gọi Định Sở Sinh Sắc hoặc Định Sở Dẫn Sắc hoặc Thắng Định Quả Sắc hoặc Định Quả Sắc hoặc Tự Tại Sở Sinh Sắc): các cảnh sắc, thanh, hương, vị... do sức thiền định thù thắng tự tại biến hiện ra. Ngoài ra, theo Duy Thức, thì trong 5 loại sắc pháp nói trên, 4 loại trước đều là giả sắc, chỉ có loại thứ 5 là thông cả giả lẫn thực. Hễ sắc do bậc Thánh biến hiện thì đều là thực sắc (vì uy lực thắng định của bậc Thánh là một loại Định Vô Lậu, sắc pháp do Định Vô Lậu biến hiện ra là thực sắc).]
BẬC VÔ THƯỢNG HỮU LAI che chở
Đố những AI TU HẠNH ĐƯỢC VÔ
Thành thật ĐẠO CHỨNG ĐẠO THÀNH này
CHƠN HẠNH PHÚC TƯƠNG LAI SÁNG TỎA.
[Khoán: Bậc Vô Thượng Hữu Lai Ai Tu Hạnh Được Vô. Đạo Chứng Đạo Thành. Chơn Hạnh Phúc Tương Lai Sáng Tỏa (Ta, Bậc Vô Thượng trở lại thế gian. Ai tu hạnh cũng được vào pháp hội của Ta. Thọ ký VÀO ĐẠO, thọ ký THÀNH ĐẠO, tương lai tỏa sáng chơn hạnh phúc).
Chú: TU HẠNH = Ở đây là tu hạnh vô lậu có khả năng chứng quả Vô Lậu Niết Bàn. ĐƯỢC VÔ = ý nói vào được dòng Thánh. THÀNH THẬT ĐẠO CHỨNG ĐẠO THÀNH = Thật thành đạo, chứng thành đạo = ý muốn nói thực sự chứng bốn Thánh quả vị là Nhập Lưu (bước vào dòng Thánh), Nhứt Lai (trở lại một lần), Bất Lai (không trở lại), và A La Hán (bậc giải thoát hoàn toàn). BẬC VÔ THƯỢNG HỮU LAI CHE CHỞ = Bậc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác không bị sinh tử luân hồi trói buộc nhưng vì lòng từ muốn che chở chúng sanh mà hữu lai (trở lại) theo nguyện lực. ĐỐ ... NÀY = Đố này.]
PHÁP CAO THƯỢNG BẬC CHÍ Y CHÁNH
Lời mầu này ĐỨC PHẬT CHỈ RÀNH
Nghe được pháp CHÚ TÂM MỘT KỆ
Thối chuyển về AN LẠC TRỌN LÀNH.
[Khoán: Pháp Cao Thượng Bậc Chí Y Chánh. Đức Phật Chỉ Rành. Chú Tâm Một Kệ An Lạc Trọn Lành (Y Chánh Pháp Của Bậc Chí Cao Thượng. Ta, Đức Phật, chỉ rành. Một bài kệ TÂM CHÚ được trọn lành và an lạc).
Chú: THỐI CHUYỂN = Hai chữ thối chuyển trong khổ thi pháp này được sử dụng để nói đến tương quan của bậc Đại Bồ Tát Bất Thối Chuyển đối với các "tưởng thối chuyển". Trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa, quyển 327, phẩm Bất Thối Chuyển, viết: "Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng bố thí Ba-la-mật-đa thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển. Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng pháp không nội thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển. Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng chơn như thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển. Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng bốn niệm trụ thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển. Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng Thánh đế khổ thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng Thánh đế tập, diệt, đạo thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển. Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng bốn tịnh lự thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng bốn vô lượng, bốn định vô sắc thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển. Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng tám giải thoát thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển. Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng pháp môn giải thoát không thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển. Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng bậc Cực hỷ thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển. Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng năm loại mắt thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng sáu phép thần thông thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển. Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng pháp môn Tam-ma-địa thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng pháp môn Đà-la-ni thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển. Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng mười lực Phật thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển. Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng pháp không quên mất thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng tánh luôn luôn xả thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển. Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng quả Dự-lưu thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển. Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng quả vị Độc-giác thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển. Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng trí nhất thiết thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển. Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng phàm phu thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng Thanh-văn, tưởng Độc-giác, tưởngBồ-tát, tưởng Như Lai thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy dùng tư tưởng không, quán tất cả pháp, đã nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát cho đến chẳng thấy một pháp nhỏ nào có thể nắm bắt được, vì chẳng thể nắm bắt được, nên không có sự tạo tác, vì không có sự tạo tác, nên rốt ráo chẳng sanh, vì rốt ráo chẳng sanh, nên gọi là Vô sanh pháp nhẫn. Do chứng đắc Vô sanh pháp nhẫn như thế, nên gọi là đại Bồ-tát Bất thối chuyển. Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển."]
Ngoài động TÂM KHÔNG bất động
Tiêu ngã xuất trần VÔ ĐỘNG tiêu thông
ÁC THẾ NGŨ TRƯỢC chúng hồng
KIẾP KHỔ NĂNG TRỪ hạnh KHÔNG KHÔNG hạnh.
[Khoán: Tâm Không Vô Động: Ác Thế Ngũ Trược Kiếp Khổ Năng Trừ (Tâm KHÔNG không động sẽ năng trừ khổ kiếp trong cõi trần hồng ác thế ngũ trược ).]
NAN SỰ VÔ KHÔNG THUYẾT CHÁNH
HƯ KHÔNG THUYẾT TẬN ĐẠO THÀNH KỲ TÂM
XUẤT GIÁNG VIỄN DU HOA TẠNG
THẬP CỔ GIAI KỲ PHÁP THÂN CƯ ĐỘ.
[Khoán: Nan Sự "Vô Không" Thuyết Chánh, Hư Không Tận Thuyết "Đạo Thành Kỳ Tâm", Xuất Giáng Viễn Du Hoa Tạng, Thập Cổ Giai Kỳ Pháp Thân Cư Độ (Thuyết Giảng Chánh Pháp "Vô/Không" là sự khó nơi cõi phàm gian, từ hư không phóng điển Ta đã thuyết tới chỗ tận cùng "ĐẠO THÀNH TẠI TÂM", nay PHÁP THÂN TA phải ra khỏi THẾ GIỚI HOA TẠNG xuống tận hồng trần "cư độ" để cứu chúng tàng linh, được gặp Ta là điều hi hữu xưa nay chưa từng có).
Chú: GIAI KỲ = Ngày gặp gở nhau; lúc gặp gở nhau; thời hạn tốt đẹp. THẬP CỔ = Thập cổ lai hi; là điều hi hữu xưa nay chưa từng.
HOA TẠNG = Thế giới LIÊN HOA TẠNG (Padma Garbha Loka dhatu) còn gọi là LIÊN HOA QUỐC hoặc HOA TẠNG TRANG NGHIÊM THẾ GIỚI HẢI hoặc HOA TẠNG TRANG NGHIÊM CỤ THẾ GIỚI HẢI hoặc DIỆU HOA BỐ ĐỊA THAI TẠNG TRANG NGHIÊM THẾ GIỚI hoặc LIÊN HOA ĐÀI TẠNG THẾ GIỚI HẢI hoặc THẬP LIÊN HOA TẠNG THẾ GIỚI hoặc THẬP HOA TẠNG, là nơi cư trú của Thanh Tịnh Pháp Thân Phật Tỳ Lô Giá Na. Tỳ Lô Giá Na có nghĩa là ánh sáng rực rỡ trang nghiêm chiếu khắp 10 phương. Câu thứ ba trong đoạn mở đầu của bài kinh này nói "10 phương ánh sáng trang nghiêm cõi" là có ý nói Tỳ Lô Giá Na. Căn cứ theo kinh Hoa Nghiêm, THẾ GIỚI CHƯ PHẬT LÀ NHẤT CHÂN THẾ GIỚI. Trong Nhất Chân Thế Giới có vô số biển nước thơm. Có một biển nước thơm tên Phổ Quang Ma Ni trang nghiêm. Trên biển nước thơm Phổ Quang Ma Ni trang nghiêm có một hoa sen lớn tên Chủng Chủng Quang Minh Nhụy Hương Trảng được tạo thành từ vô số thế giới nhỏ. Thế giới HOA TẠNG của Tỳ Lô Giá Na Phật nằm ở trung tâm trong bông sen lớn đó. Phật Tỳ Lô Giá Na đã trải qua hằng hà sa số kiếp tu hành chứng được Vô Thượng Bồ Đề. Muôn vạn hoá thân của Tỳ Lô Giá Na Phật có mặt đồng thời trong vô số thế giới để thuyết pháp. Phật Thích Ca Mâu Ni cũng chỉ là 1 hoá thân của Phật Tỳ Lô Giá Na, đang thực hiện việc giáo hoá chúng sanh ở thế giới Ta Bà. Chiếu theo kinh Phạm Võng và kinh Hoa Nghiêm thì thế giới Ta Bà và thế giới Cực Lạc nằm trong thế giới LIÊN HOA TẠNG.]
PHÁP MẦU NHIỆM BI TRẦN THÂN CHÍ
ĐẠO VÔ BIÊN PHÁP GIỚI TỘT Y
TÂY PHƯƠNG AN LẠC QUY MẠNG NGUYỆN
ĐẠI LỰC TỪ BI PHẬT ÂN DI.
[Khoán: Tây Phương Di Lạc Phật Đại Lực Từ Bi.]
NHỨT NHỨT MINH QUANG THIÊN XUẤT NHẬP
SẮC DANH DANH SẮC TÔN DỊ THẬP
TUYÊN THUYẾT BIẾN HƯ [KHÔNG] HÓA XUẤT QUANG
THIÊN NHẬP THỂ PHỤC VÔ THƯỢNG LẬP.
[Khoán: Quang Minh Thiên Tôn (phối với những chữ khoán trong khổ thơ trước, hồng danh của Ngài là Tây Phương Di Lạc Phật Đại Lực Từ Bi Quang Minh Thiên Tôn).
Chú: DỊ = lâu dài. THẬP = đầy đủ. DỊ THẬP = đầy đủ 10 hiệu đã thành từ lâu; Mười hiệu đó là: Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. THIÊN NHẬP THỂ PHỤC VÔ THƯỢNG LẬP = TRỜI nhập thể hình tái lập lại Vô Thượng Chơn Pháp.]
TỎA THÂN HIỆN KỲ BA HÓA HIỆN
BẤT ĐỘNG TRÌ THÂN PHÁP BẢO LIÊN
VÔ PHÁP ĐẠO PHẬT ÂN ĐẢNH PHÓNG
THỊ HIỆN HƯ KHÔNG BẬC CAO HUYỀN.
[Khoán: Hóa Thân Hiện Kỳ Ba, Pháp Thân Bảo Liên Tỏa Hiện Bất Động Trì. Vô Pháp Đạo Phật Ân Đảnh Phóng, Thị Hiện Hư Không Bậc Cao Huyền (Kỳ Ba này Ta hóa thân hiện ra nơi chốn hồng trần. Pháp Thân Bảo Liên của Ta tỏa hiện Báo Thân Bất Động Trì. Thị hiện Phật ân, Ta phóng ánh sáng quang minh nơi đỉnh đầu {biến phóng Tri Kiến Phật khắp 10 phương} thuyết giảng Vô Vi Pháp Đạo. Ta, bậc CAO HUYỀN {Cao Đài Huyền Khung Thượng Đế} trên cõi tối thượng hư không.).
Chú: BẤT ĐỘNG TRÌ = Diệu trạm tổng trì bất động. DIỆU TRẠM có nghĩa là trí thanh tịnh đã viên mãn, thể vắng lặng, dụng vô ngại, nhằm tán thán Báo Thân Phật. TỔNG TRÌ nghĩa là Như Lai Tạng tánh tùy duyên phổ ứng thất đại, nhằm tán thán Ứng Hóa Thân Phật. BẤT ĐỘNG nghĩa là tâm tánh thường vắng lặng, vô thỉ vô chung.]
Huyền Không Thiên Thượng ban cho Giáo Hội Thiên Trường vào ngày 4 tháng 2 năm Kỷ Hợi (9/3/2019), Thánh Đàn Nam Thành, giờ Tí, trực thuộc Tòa Đình Trung Ương GHTT Nam California. Hiệp Thiên Huyền Nữ Kim Ngọc Thanh Huyền tiếp điển ứng khẩu lưu xuất kinh văn. Trích đăng ngày 5 tháng 11 năm 2024 .
DI LẠC PHẬT VƯƠNG THUYẾT GIẢNG TÂM KỆ
BỒ ĐỀ THẾ TÔN
HIỆN KHÔNG KHÔNG HIỆN
ĐẶNG KHIẾT PHÁP TƯỞNG
NƯỚC PHƯƠNG CÕI PHẬT
TÔN BẬC KHÓ THẤY
NAY THẤY MỘT LẦN
MƯA PHÁP ĐẦY ĐỦ
HOA ƯU ĐÀM BÁT
TIẾNG HÁT SÂU XA
HIỆN RA HÓA ĐỘ
TA ĐỘ CHÚNG SANH
TU HÀNH PHẬT ĐẠO
TA TẠO HÓA RA
KỲ BA DỊ ĐẠO [KỲ BA ĐẠO KHÁC]
THÔNG THẠO PHẬT THỪA
TỪ XƯA TỪNG CÓ
PHẬT ĐÓ VÔ THƯỢNG
BA PHƯƠNG BỐN CÕI
THỜI NÓI PHÁP NGHE
BỒ ĐỀ PHẬT ĐẠO.
Người nghe pháp đầy đủ TA HIỆN
TRỤ PHƯƠNG DIỆN NGƯỜI nghe được duyên
TA NGỰ TẦN SỐ CAO THANH TỊNH
NGHÌN ỨC THỰC DIỄN NGHĨA PHÁP THIỀN.
VÔ LƯỢNG KIẾP NAY TA CHỈ GIÁO
BA MINH BỐN TRÍ TRÌ PHÁP BẢO
Nói pháp nghe pháp thân thanh tịnh
Pháp minh hiện tịnh báu cột vào.
[TỪ XƯA TỪNG CÓ, PHẬT ĐÓ VÔ THƯỢNG và VÔ LƯỢNG KIẾP NAY TA CHỈ GIÁO = Trong Kinh Bi Hoa có đoạn "Phật bảo Đại Bồ Tát Di Lặc: … Di Lặc! Ở nơi quá khứ trong mười đại kiếp, nếu có người nào muốn nguyện thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, ngay khi đó, ông liền đáp ứng đầy đủ, làm cho họ nhanh chóng thành tựu Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, vào Vô Dư Niết Bàn. Di Lặc! Ông ở lâu nơi sanh tử do bổn nguyện. Sở dĩ không thành Phật là do chưa đúng lúc. Di Lặc! Vì ông, nay Ta trao chức vị Phật."
BA MINH = (1) Thiên Nhãn Minh; (2) Túc Mạng Minh; (3) Lậu Tận Minh. Là trí tuệ của bậc chứng Thánh “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui” (trích Trung Bộ Kinh). BỐN TRÍ = Thành Sở Tác Trí, Diệu Quan Sát Trí, Bình Đẳng Tánh Trí, Đại Viên Cảnh Trí. THÀNH SỞ TÁC TRÍ: chuyển hóa Tiền Ngũ Thức (5 thức căn bản hoạt động liền với 5 căn) mà thành (không còn sanh tâm phân biệt, điên đảo, động loạn, ưa thích; thấy nghe sánh suốt, hỷ lạc khinh an hiện tiền; thức thuộc hữu vi còn Thành Sở Tác Trí thuộc vô vi nên nó còn có tên là VÔ VI TRÍ). DIỆU QUAN SÁT TRÍ: chuyển hóa thức thứ 6 là Ý Thức (công năng nghĩ suy, phân biệt, thị phi, quyết đoán) mà thành. BÌNH ĐẲNG TÁNH TRÍ: chuyển hóa thức thứ bảy Mạt Na (Ngã Thức) mà thành (ngã chấp, đấu tranh, hơn thua, được mất... đều tịch diệt; hai tướng nhân ngã không còn, từ bi sinh khởi; khổ vui không hiện khởi trong tâm, thọ uẩn tịch diệt, thọ uẩn tịch diệt trung tế tịch diệt, hậu tế tịch diệt, hữu thân tịch diệt, hậu hữu thân tịch diệt, sanh lão tử chấm dứt.). ĐẠI VIÊN CẢNH TRÍ: chuyển hóa thức thứ tám A Lại Da (kho chứa dữ liệu) mà thành (còn có tên VÔ SỞ HỮU TRÍ, như tấm gương không chối vật mà cũng không lưu dấu hình; sở hữu là thức, vô sở hữu là trí; thức uẩn và hành uẩn tịch diệt, tánh giác hiện ra, soi thấu vạn hữu, thành tựu đại công đức). Tuy nói 8 thức nhưng thực ra chỉ có một thức đảm trách 8 chức năng khác nhau. Từ Đạo gọi một thức này là Thể Trí của con người.]
Ai nghe thọ ký tự hối lỗi
Tạo quấy nay người ngu chẳng thôi
TAI NGHE PHÁP TRANG NGHIÊM THỌ KÝ
CẦU ĐẠO ĐẶNG THÂN TÂM KHẮP CỞI.
LỜI CHÂU BÁU VÔ GIÁ CHẲNG BIẾT
TỰ TẠI MUÔN ỨC VÔ LƯỢNG THUYẾT
TRÌ PHÁP CHÁNH GIÁC TỰ TẠI THÔNG
SỐ HẰNG SA THÀNH TỰU LAI TUYỆT.
SỐ VI TRẦN KIẾP, SỐ TRƯỞNG TỬ [CỦA]
TA NAY THẢY ĐỀU LẦN NHẬP ĐỦ
DIỆU PHÁP TA ĐỀU HIỆN Ở ĐÂY
MỘT LỜI HOA PHÁP BẬC ĐẠO TỪ.
NGÔN rằng trụ PHẬT nhứt TRÍ huệ
DANH rạng báu TRỜI trụ ĐẠO phê
THIÊN trải bích NÀY nói PHÁP nghe
QUỐC đạo ai GẦN đặng PHẬT về.
LẬP môn đạo báu VÌ ĐẠI CHÚNG
TỰ tại đem thân thiếp đạo tùng
KHUYẾN tu đường tu thuyết vi diệu
TU cõi lộng [dù] phan [phướn] rải khắp cùng.
PHƯƠNG trời trải khắp hoa rơi rụng
DANH tiếng lẫy lừng BÍCH VÂN CUNG
NHỨT nhứt cõi này đuốc lớn sáng
KIM thông vô lượng rải khắp cùng.
LÒNG đẹp sức lớn như sen báu
TỪ bi thể hộ người tu hậu
MỞ cửa kho lương rải khắp nơi
BÁU ngọc dường đó [vô] lượng kiếp châu.
Ai tu đặng pháp này nên nhớ
Ba La Mật Đa thiện chí chờ
VÌ NGHE TA NÓI MÀ CUNG KÍNH
CẦU PHÁP TA HOẰNG ĐƯỢC ĐẾN BỜ.
ĐIỂN TRỤ NÓI PHÁP BẤT THỐI CHUYỂN
BỐN MƯƠI TÁM BÁU HÀNG TRỜI THIÊN
THIỆN NAM TÍN NỮ NGHE DIỆU PHÁP
HOA SEN SANH HÓA BƯỚC LÊN LIỀN.
Đức Chưởng Quản Thiên Long Hộ nhận lệnh Thiên Thượng hoạ trận đồ và gởi đến Đức Ngài ngày 3 tháng 11 năm 2024, lúc 18:03 tối, giờ California [20:03 tối giờ Texas].
Đức Chưởng Quản Thiên Long Hộ nhận lệnh Thiên Thượng vẽ trận đồ và gởi đến Đức Ngài ngày 30 tháng 10 năm 2024, lúc 20:48 tối, giờ California [22:48 tối giờ Texas].
Huyền Không Thiên Thượng ban Kinh Tứ Thập Nhị Phật Mẫu Tây Thiên Vô Cực Cung cho Giáo Hội Thiên Trường vào ngày Hội Yến Diêu Trì 15 tháng 8 năm Canh Tí (1.10.2020), giờ Mão, Thánh Đàn Nam Thành. Tòa Đình Trung Ương GHTT dự đàn. Hiệp Thiên Huyền Nữ Kim Ngọc Thanh Huyền tiếp điển ứng khẩu lưu xuất kinh văn. Trích đăng ngày 2 tháng 11 năm 2024.
42 TARA PHẬT MẪU TÂY THIÊN VÔ CỰC CUNG
HẠ PHÀM HỘ TRÌ HUYỀN KHÔNG ĐẠI ĐẠO VÔ VI KỲ BA
TÂY PHƯƠNG NGỌC TÒA
[Tây Tạng có thờ 21 Phật Mẫu Tara trong số 42 vị này. Đối chiếu với danh sách trong cuốn Chơn Ngôn Thần Chú Mật Tông, Thích Minh Tông, NXB Hồng Đức, trang 164-166, thấy danh hiệu các Phật Mẫu Tara có hơi khác một chút có lẽ vì được "dịch ra tiếng Việt" từ Tạng ngữ. Còn các danh hiệu dưới đây là các Phật Mẫu Tara xuống điển tự báo danh và ra bài. Xin xem phần trích dẫn cuối bài. Những ai có duyên với Mật Tông có thể đọc tụng các bài tán thán từng vị một dưới đây để được gia trì. Chúc chư hiền đạo thân tâm an lạc, đạo quả thành tựu.]
[Chú: ĐỨC MẪU CỘI BỒ ĐỀ THÁNH ĐẾ CHƯƠNG TÒA CỰC LẠC = Danh hiệu của Phật Mẫu Diêu Trì nơi Tây Thiên Cực Lạc Quốc, là Mẹ của tất cả chư Phật.]
TỨ THẬP NHỊ LIÊN BỔN GIÁNG TRẦN
CHUYỂN HÓA TAM CỰC CHIÊU PHÀM VÂN
MỞ CỬA VÂN HÀNH CÙNG ĐỘ CHÚNG
VÔ CỰC CÀN KHÔN MẪU GIÁNG PHẦN.
[Chú: TỨ THẬP NHỊ LIÊN BỔN = 42 Tara là 42 Liên Hoa trong Bát Bộ Kim Cang thuộc Tây Thiên Vô Cực Cung. Cửu Vị Tiên Nương cũng là 9 vị Tara thượng thủ của Mẹ nhưng xưng danh là "tiên nương" theo ngôn ngữ Tiên Đạo. Về sau các vị tiết lộ mình là Cửu Vị Phật Mẫu hay Cửu Phẩm Lệnh Bà là chính xác, cũng giống như ĐỨC MẪU CỘI BỒ ĐỀ THÁNH ĐẾ CHƯƠNG TÒA CỰC LẠC xưng danh là Diêu Trì Kim Mẫu khi mở Đạo Tiên (Đạo Cao Đài Tam Kỳ Phổ Độ).]
TÂY CUNG TẤN TIỆP DŨNG LỘ MẪU
Cung nhứt mục như xác chiếu thâu
Tam Thế Giới Tôn Liên Hoa Điện
Đoan nghiêm tòng diệu hiện hoa mầu.
CUNG TÂY THU TIÊU LĂNG NGUYỆT MẪU
Ưu bi thời tụ chuyển túc cầu
Viên mãn phọt biến thù thắng hiện
Tinh túc như thiên quang siêu mầu.
Diệt giả thí trần hạnh tịch sâu
Định hành cạnh MẪU trang nghiêm sắc
Liên hoa diệu thắng mạch nước cầu.
Sở biến tất năng tận vô dư
Hư không thiên giới vận túc biến
Biên lý thất thanh ái thương ư.
Hữu tác hành cực nghiêm kính lễ
Giá hành cực toái đảnh kế lầu.
Oai nghiêm tướng thủ chỉ tâm cầu
Vô dư luôn tận quang tụ lễ
TÂY CUNG NHƯ LAI ĐẢNH KẾ MẪU *
Vô biên thắng đế nhiệm cơ mầu
Biên hạnh vô mãn cực sở ái
Thắng thế Phật từ đắc đáo lầu.
Lạc cảnh tương ân nét thi đầu
Xóa ha án thanh tịnh tương cảnh
Thiện năng tiêu diệt khuôn phép mầu.
Diêu tần mị diện hồng tự thánh
Bại linh độ thoát nhứt thiết lâu.
Khởi thí tầm hương đẳng đẳng châu
Liên hoa điển tác tối hoại cấu
Tần mi nhất thiết oan gia chúng
Dũng mãnh ư liên lược giải thâu.
Năng phá hàng phục tiễn đạp thâu
Hiện tầng mây phục tác xoay hình
Thất hiểm chấn dĩ thủ tác hấu.
Bảo quang minh thắng diệu phục sâu
Thường phóng chúng quang chung hiện hữu
Phổ biến hủy diệt diệu bảo lâu.
Chủ hoán thoát ly lăng diệu sâu
Chơn ngôn nghiêm bổ chi thể hội
Minh chú hồng thanh thường lạc cầu.
Túc nhiếp tương thể sắc sắc sâu
Tu Di cập bảo mạng đà bảo
Ư thử tam giới diêu năng thâu.
Hữu trung chấp trụ tượng thú phâu
Đa Ri cát phược thanh đồng hóa
Năng tiêu chư độc tận vô lầu.
Ma la sở y ái khẩn tâu
Nhược nhược thiên khải oai đức diệt
Trừ đấu ác mộng tranh cập đầu.
Thiện tiêu ác độc thinh mục đầu
Mục đồ do thắng phổ quang chiếu
Ha Rị Đốt Ra Rị Đốt Mông.
Cụ tát dĩ giai thiện oai thâu
Dạ Xoa mẫu thị cố tán thán
Ly mị khởi thi cực trừ đầu.
Mục như sát na thiểm [vụt sáng] thiện châu
Tam vật hội chủ liên hoa diện
CUNG TÂY NGUYỆT SẮC BẠCH ĐỘ MẪU
Quần tinh đồng hối tụ liễm thâu
Tận phóng oai quang cực nhiên sản
Thu bá tiên quần tinh đồng hầu.
TÂY CUNG TỬ MA KIM SẮC MẪU ***
Diệu thủ nghiêm kỳ lực sắc sâu
Liên hoa an nhẫn hành cảnh tánh
Hội yến huyền linh hỏa tinh châu.
CUNG TÂY NHƯ LAI ĐẢNH KẾ MẪU *
Thắng hạnh vô dư hoạch sắc thâu
Vô biên tôn thắng hạnh vương liễu
Cận y chỉ nhứt thiết tác cầu.
TÂY CUNG HỒNG ÂM SẮC TRÁ MẪU
Kỳ túc ác phục thất thế chầu
Thanh biến dục sắc hư không giới
Ba La Mật triệu tận năng câu.
CUNG TÂY ĐẾ PHẠM CUNG PHỤNG MẪU
Quỷ Vương khởi thí tầm hương cầu
Dạ Xoa chúng hội giai tán thán
TÂY CUNG THẮNG PHỤC THA PHƯƠNG MẪU
Huy địch hoạt luân ác phục thâu
Hữu khuất tả thán túc áp phục
Hạnh nhiên liệt hỏa trác phược mầu.
CUNG TÂY ĐẠI BỐ CỨU ĐỘ MẪU
Tối hỉ nhứt thiết mảnh ma hầu
Liên hoa dung nhãn hiện tầng bủa
Oai nghiêm vô dư phủ chỉ thâu
Chư phương luân đổ phổ oanh nhiễu
Hoang mang căn lưới rải nắm đầu.
CUNG TÂY HOAN DIỆT OAI ĐỨC MẪU
Mãnh thức thành ban chú âm lâu
Nhu quần ma dữ thế gian hống
Ban lan hỉ tiếu đại tiếu lầu.
TÂY CUNG GIẢI ÍCH THÁNH ĐỘ MẪU
Năng triệu kịp thần nhứt thiết bâu
Thủ đổng hồng quang tiêu trừ sở
Thủ chư thao lược tông nan sầu.
CUNG TÂY NGUYỆT TƯỚNG QUANG MIỆN MẪU
Chức phẩm cực trung kế nhiệm sâu
Vô lượng quang phật hằng thường sáng
Diệu nhãn như hoa tỏa nhiệm mầu.
TÂY CUNG LIỆT DIỆM THÁNH ĐỘ MẪU
Trụ quán bửu thân phúc hỉ châu
Mặc kiếp hỏa trụ hoang mang chúng
Thiết chư địch quân kích thủy cầu.
CUNG TÂY TẦN MỴ THÁNH ĐỘ MẪU
Địa túc hải đạt khiết xứ hầu
Hồng thanh dụng phát diện nổ lộ
Kích phá thất trùng mở rộng sâu.
Chơn thật chú ngữ Án Xóa Ha
Tối hỉ nhứt thiết nan chuẩn làu.
CUNG TÂY CHẤN HÁ TAM GIỚI MẪU
Hiệu nguyệt vô dư thủ trì thâu
Đa Rị Đa Rị nhứt thiết độc
Cát phược diệt trừ thiên hải lầu.
TÂY CUNG MINH GIÁC HỒNG ĐỘ MẪU
Chốn hội kích toái cát môn hấu
Túc đạp hồng tướng vi chủng tử
Tuyết Mạn Đà La Tu Di cầu.
CUNG TÂY DIỆT ĐỘC THÁNH ĐỘ MẪU
Hiệu nguyệt thủ kỳ tam thế đầu
Vô dư diệt trừ nhứt kỳ độc
Túc đạp tướng vi chủng tử lâu.
Chi oai đức hoan hỉ tranh đấu
Y chỉ phi nhân thiên nhân mâu
Hiển trừ dữ ác mộng sắc sâu.
CUNG TÂY TIÊU TỊCH THÁNH ĐỘ MẪU
Nhật nguyệt song mâu viễn cảnh lầu
Ha Rị Đốt Ra Rị minh tiễn
Tiêu trừ kịch mãn ôn dịch thâu.
TÂY CUNG CỤ QUANG THÁNH ĐỘ MẪU
Khởi thí Dạ Xoa chúng bắt cầu
An định nhứt thiết tam chân phúc
Cửa vân hành MỞ RỘNG THIÊN HOÀNG
Kỳ công lập vị thăng tiến hạng
TỨ THẬP NHỊ MẪU PHONG ĐỘ HÓA
LAI XUẤT GIÁNG TRẦN KHÚC HÒA CA
VÔ SANH LÃO MẪU BAN PHÂN ĐỊNH
HÓA ĐỘ NGƯỜI HIỀN NGỒI LIÊN HOA.
Ghi Chú:
* Có hai vị cùng chung một danh hiệu Tây Cung Như Lai Đảnh Kế Mẫu.
** Có hai vị cùng chung danh hiệu Cung Tây Tam Bảo Nghiêm Ứng Mẫu.
*** Có hai vị cùng chung danh hiệu Tây Cung Tử Ma Kim Sắc Mẫu.
Trích Dẫn:
Chân Ngôn Thần Chú Mật Tông, Thích Minh Thông, Nxb. Hồng Đức, tr. 164-166.
1. Cứu Độ Tốc Dũng Mẫu (Tạng: Sgrol-ma-myur-madpah-mo)
2. Bách Thu Lãng Nguyệt Mẫu (Tạng: Ston-kahi Zla-ba Kun-tu gsal-brgya)
3. Tử Ma Kim Sắc Mẫu (Ser-sde-chu)
4. Như Lai Đảnh Kế Mẫu (De-bshin-gsegs-pahi stsug-tor)
5. Đát La Hồng Tự Mẫu (Tara hum yi-ge)
6. Thích Phạn Hỏa Thiên Mẫu (Brgya-byin me-lha tshans-pa)
7. Đặc Ra Chi Phát Mẫu (Trad-cis-bya-dan-phat)
8. Đô Lý Đại Khẩn Mẫu (Tu-res hjigs-pa chen-mo)
9. Tam Bảo Nghiêm Ấn Mẫu (Dkon-mchog- gsum mtshon-phyag-rgya)
10. Uy Đức Hoan Duyệt Mẫu ( Rab-tu dgah-ba brdsid-ba)
11. Thủ Hộ Chúng Địa Mẫu (Sa-gahi skyon-pa)
12. Đảnh Quan Nguyệt Tướng Mẫu (Zla-bahi bum-bus dpral-rgyan)
13. Như Tận Kiếp Hỏa Mẫu (Bskal-bahi-tha-mahi me-ltar)
14. Thủ Ấn Đại Địa Mẫu (Sa-ba)
15. An Ổn Nhu Thiện Mẫu (Bde-ma dge-ma shi-ma)
16. Phổ Biến Cực Hỷ Mẫu (Kun-nas bskor-rab-dgah-ba)
17. Đô Lý Ba Đế Mẫu (Tu-ri sha-pa)
18. Tát Ra Thiên Hải Mẫu (Lha-yi-mtsho)
19. Chư Thiên Tập Hội Mẫu (Lha-yi-tshogs rnams-rgyal-mo)
20. Nhật Nguyệt Quảng Viên Mẫu (Ni-ma-Zla ba rgyas-ma)
21. Cụ Tam Chân Thật Mẫu (De-nid gsum-rnam bkod-pa).