KINH CỬU VỊ PHẬT MẪU DIÊU CUNG (LIÊN HOA CỬU PHẨM LỊNH BÀ)

25 Tháng Chín 202011:10 SA(Xem: 2256)

 

 

ĐẠI ĐẠO HUYỀN KHÔNG

CHÍ TÔN KHAI GIÁO KỲ BA VÔ VI

 

 

KINH CỬU VỊ

PHẬT MẪU

DIÊU CUNG

(LIÊN HOA CỬU PHẨM LỊNH BÀ)

 

 

 

GIÁO HỘI THIÊN TRƯỜNG

TÒA ĐÌNH TRUNG ƯƠNG


 

   

Huyền Không Thiên Thượng ban kinh Cửu Vị Phật Mẫu Diêu Cung cho Giáo Hội Thiên Trường vào ngày 9 tháng 8 năm Canh Tí (25/09/2020), giờ Hợi, thánh đàn Nam Thành. Tòa Đình Trung Ương GHTT Nam California dự đàn. Hiệp Thiên Huyền Nữ Kim Ngọc Thanh Huyền tiếp điển ứng khẩu lưu xuất kinh văn. 

Khuya 23/9/2020 tại Tòa Đình Giáo Hội Thiên Trường, Westminster, California, Đức Ngài Hoàng Di Thiên Ngôi Hai Trào Tam đã thỉnh cầu Cửu Vị Phật Mẫu Diêu Cung (cũng là Cửu Vị Tiên Nương Diêu Cung) giáng điển xác định tôn danh và phong vị của các ngài để môn sinh Giáo Hội Thiên Trường và người đời biết chính xác hơn và có cơ hội để điều chỉnh những ngộ nhận. Khuya đêm 25/9/2020, các ngài đã giáng đàn ban kinh đáp ứng lời thỉnh cầu của Đức Ngài.

 

 

       Website: onglaidoky3.com

Email: lienkyhaihoi@gmail.com

  V4. 2024

 

 

LƯU Ý

 

Những chữ nằm trong ngoặc vuông [ ] là do Người Ghi Chú thêm vào, không phải là nguyên văn, nhằm mục đích chú giải một từ ngữ hoặc một ý của những chữ, câu, đoạn để giúp phần nào cho người đọc trong việc lĩnh hội nghĩa lý của kinh văn.

 

Người Ghi Chú thực sự là không am tường Hán Việt hoặc Nôm Việt, chỉ dựa vào từ điển để chú giải hợp lý nhất theo chủ quan của mình cho nên có thể sai lầm trong việc chú giải. Mong được sự lượng thứ của tất cả và, nếu có thể, xin các cao nhân chỉ giáo cho. Giáo Hội Thiên Trường sẽ rất biết ơn.

 

Hiệp Thiên Huyền tiếp điển ứng khẩu lưu xuất kinh văn. Tất cả đều được ghi âm rồi viết lại. Có những chỗ vì do phát âm không chuẩn cho nên khi nghe và chép xuống có thể đã mắc phải sai lầm.  Tuy nhiên tất cả tư liệu, âm thanh và hình ảnh, đều được lưu trữ cẩn thận để sau này đồng đạo hoặc học giả có thể kiểm chứng tính xác thực của kinh văn.

 

 

 

1. ÁN CHƠN NGÔN

 

Tịnh Ý, tịnh Thân, tịnh Khẩu môn

Tịnh Nghiệp trần ai, tịnh Chơn Ngôn

Án Thiên, án Địa, án Pháp Giới

Án Pháp Vô Vi Đại Pháp Tôn. (1)

 

Si Ta Na Hi Ru Ra Ha

Trung Du Đa Du Ri Na Da

Ta Đà Ru Da Di Tất Da

Mông Di Rị Da Đà Ra Ha. (2)

 

2. DÂNG TÂM HƯƠNG

 

BỬU Tòa Chương chư sinh đảnh lễ

HƯƠNG thiền dâng cúng khắp 10 phương

KỲ hương bay tỏa vô tận cõi

PHÁP giới trang nghiêm tâm giới tưởng

NHÃN tạng Huyền Không hiện đạo trường. (1)

 

3. CHÁNH KINH

 

KINH CỬU VỊ PHẬT MẪU DIÊU CUNG
(
LIÊN HOA CỬU PHẨM LỊNH BÀ)

 

 

Chí tâm đảnh lễ:

 

NHỨT NƯƠNG DIÊU TRÌ CUNG thế danh
HOÀNG THIỀU HOA NƯƠNG NHỨT cơ sanh
NGỰ VƯỜN NGẠN UYỂN Tỳ Bà tán [khải khúc]
TỲ BÀ ĐÀN khải úy [an ủi] lực Canh [Tí 2020].
 
Nhứt khí tả đoan [cánh trái] xuất địa cầu
Nương theo MẸ lịnh biểu [ban phát] âm câu [thi, nhạc]
Tam bửu kỉnh bái dâng đàn vọng
Hội Yến mừng vui khải tỳ [bà] thầu [mở ra].

 

[Nhứt Nương là vị Chưởng Quản của Vườn Ngạn Uyển. Theo tư liệu Cao Đài, 9 bài thài trong Kinh Thế Đạo, Nhứt Nương chịu trách nhiệm tiếp dẫn các chơn hồn mới vừa thoát xác lên tầng trời thứ nhứt. Phong danh của Nhứt Nương là Ngạn Uyển Chưởng Hồn. Trong vườn Ngạn Uyển mỗi đóa hoa là một chơn hồn. Khi chơn hồn giáng kiếp thì hoa nở, lúc mãn kiếp thì hoa tàn. Pháp khí của Nhứt Nương là Đàn Tỳ Bà. Thế danh Hoàng Thiều Hoa, vị nữ tướng lừng danh của hai Vua Bà, là một hóa thân của Nhứt Nương thời đó.  Theo Tam Giới Toàn Thư, với danh nghĩa là con của Mẹ Kim Mẫu Diêu Trì thì phong danh của Nhứt Nương là Huỳnh Hoa Công Chúa.  Theo tư liệu Cao Đài, tôn danh của Nhứt Nương là Huỳnh Hoa Tiên Tử.]

 

Chí tâm đảnh lễ:

 NHỊ NƯƠNG CẨM TÚ nữ hoàng danh

MỞ HỘI TRƯỜNG SINH kỳ Tiên Thánh
VƯỜN ĐÀO NƠI NGỰ TÂY VƯƠNG MẪU
Phẩm nhị CẨM TÚ ứng hiện rành.
 
Nhị châu giai phận phận giai không
Thiên Cung đương cõi tương ấn đồng
Trần ai HOA trổ chim hót dịu
Gởi bóng khệ hình xác thể HỒNG.

 

[Nhị Nương chính là Tây Vương Mẫu Chưởng Quản Vườn Đào TiênTín ngưỡng nhân gian và tôn giáo đã lầm lộn tôn danh này là của Mẹ Kim Mẫu Diêu Trì. Theo tư liệu Cao Đài, Kinh Đệ Nhị Cửu, Nhị Nương chịu trách nhiệm tiếp dẫn các chơn hồn lên từng trời thứ nhì. Tôn danh của Nhị Nương là Cẩm Tú Tiên Tử. Pháp khí của Nhị Nương là Ngọc Lư.  Nhị Nương có một lần hóa thân trên đất Campuchia với thân phận là Nữ Vương Cambhubhara, phiên âm thành Cẩm Tú hoặc Cẩm Bửu. Theo tư liệu của Giáo Hội Thiên Trường Nhị Nương cũng nhiều lần hóa thân trên đất nước Việt Nam. Hóa thân thời Hùng là Quốc Mẫu Âu Cơ vợ Vua Lạc Long Quân. Hóa thân thời Trần là Thuận Thiên Hoàng Hậu, vợ Vua Trần Thái Tông. Hóa thân hiện nay của Nhị Nương là Đức Chưởng Thế của Giáo Hội Thiên Trường, thế danh Thái Kim Anh, phong danh tại thế là Tây Mẫu Tiên Nương. Nhị Nương còn có những tôn danh khác là Cẩm Phú Tiên Tử, Hồng Hoa Công Chúa, Tây Vương Mẫu, Tây Vương Hậu. Theo Tam Giới Toàn Thư, Nhị Nương còn có phong danh là Hội Yến Đại Tế Tư.]

 

Chí tâm đảnh lễ:

 

TAM NƯƠNG KIM TUYẾN cung thế danh
ĐỘ KHÁCH TRẦN AI tu thiện lành
CÕI THANH THIÊN hộ nhơn chúng thế
LONG TU PHIẾN công tận tường canh.
 
TAM KỲ KHAI MỞ Kỳ ĐẠO LẦN BA
Vi phướn Nương cầu đạo dung hòa
Canh từ vô chuyển ơn trên KÍNH
Ban đức tánh nhu tài trí CHA.

 

[Tam Nương được dân gian miền Trung cung kính xưng tụng là Thiên Mụ.  Đạo hiệu của bà là Kim Tuyến Tiên Tử. Tam Nương chịu trách nhiệm tiếp dẫn các chơn hồn lên từng Trời Thanh Thiên tức từng trời thứ ba. Tôn danh của Tam Nương là Độ Ách Nương Nương. Pháp khí của Tam Nương là Long Tu Phiến.]

 

Chí tâm đảnh lễ:

 

TỨ NƯƠNG LÊ NGỌC GẤM thế danh
ĐOÀN THỊ ĐIỂM KIM BẢNG nhơn lành
NẮM QUYỀN GIÁM KHẢO tuyển hiền đức
CÕI HUỲNH THIÊN ẩn kỳ viên thành.
 
Tứ đức vẹn toàn mới xưng danh
Cao trọng thiên lý đại chủ thanh
Hiền tâm vui tĩnh ngộ tâm đức
Điển tá buổi yên đạo cho thành.

 

[Tứ Nương chịu trách nhiệm tiếp dẫn các chơn hồn lên tầng trời Huỳnh Thiên là tầng trời thứ tư. Tôn danh của Tứ Nương là Hồng Hà Tiên Tử.  Phong danh của Tứ Nương là Cửu Thiên Giám Khảo.  Pháp khí của Tứ Nương là Kim Bảng. Tứ Nương có hai lần hóa sanh trên đất Việt. Một hóa thân tên là Lê Ngọc Gấm và một hóa thân tên là Đoàn Thị Điểm, nữ sĩ nổi tiếng của Việt Nam.]

 

Chí tâm đảnh lễ:

 

NGŨ NƯƠNG LIỄU HẠNH phong thế danh
TIẾP HỒN VỀ CÕI XÍCH THIÊN hành
XÍCH THIÊN CÕI chánh Tây thước tốc
NHƯ Ý thực phân ký phong sanh.
 
Ngũ hồng vận chuyển HOẠT HUYỀN THIÊN
Gởi trọn hữu cảnh trực quan nhiên
Công tu nay gặp Diêu Yến Hội
Đức tánh lượng bề kiến bàn nguyên.

 

[Ngũ Nương chịu trách nhiệm tiếp dẫn các chơn hồn lên tầng trời Xích Thiên là tầng trời thứ năm. Phong danh của Ngũ Nương là Thượng Thiên Thánh Mẫu. Tôn danh của Ngũ Nương là Liễu Hạnh Tiên Tử. Pháp khí của Ngũ Nương là Như Ý. Theo tư liệu của Giáo Hội Thiên Trường, Ngũ Nương nhiều lần hóa thân trên đất Việt. Một hóa thân thời nhà Trần là Hoa Dung Công Chúa. Một hóa thân khác thời Hậu Lê là tên Liễu Hạnh. Hóa thân hiện nay tên Nguyễn Thị Thanh, thiên danh Ngọc Lành (do Đức Ngọc Thanh Tiên Trưởng ban), giáo phẩm Hiệp Thiên Huyền Nữ của Giáo Hội Thiên Trường với thiên danh Kim Ngọc Thanh Huyền (do Đức Ngài ban).]

 

Chí tâm đảnh lễ:

 

LỤC NƯƠNG HỒ THỊ HUÊ thế danh
TRUY HỒN say đắm biển mê hành
KIM THIÊN CÕI NGỰ cảnh di bảo
TIÊU DIÊU PHƯỚN lạc ảnh cung thành.
 
Lục lạc kiểng khai mở năm châu
Nương chi đường lối vật chất sầu
Mau mau tỉnh giấc nghịch sai bước
Cuộc án phân thân đổi mạch cầu.

 

[Lục Nương chịu trách nhiệm tiếp dẫn các chơn hồn lên tầng trời Kim Thiên là tầng trời thứ sáu trong Cửu Trùng Thiên.  Phong danh của Lục Nương là Truy Hồn Sứ Giả.  Tôn danh của Lục Nương là Huệ Hoa Tiên Tử. Pháp khí của Lục Nương là Tiêu Diêu Truy Hồn Phướn. Theo tư liệu của Cao Đài, Lục Nương đã có một lần hóa sanh trên đất Pháp tên Jeanne d'Arc được dân Pháp tôn là Nữ Thánh.  Theo tư liệu của Giáo Hội Thiên Trường, như trong bài này, Lục Nương không phải tên Hồ Thị Huệ như tư liệu của Cao Đài đã viết mà là Hồ Thị Huê.]

 

Chí tâm đảnh lễ:

 
THẤT NƯƠNG VƯƠNG THỊ LỄ thế danh
CÕI HẠO THIÊN nhiên mở phúc lành
ĐỘ HỒN NƠI CÕI ÂM QUANG lạc
HOA SEN HỒNG thắm chói nguyệt thanh.
 
Thất thế tạm nương chớ tưởng lâu
Nương cùng ĐẠI ĐẠO đuốc sáng cầu
Quyết đem nhơn thiện đến dương liễu
Đón chào căn lọt LỄ phụng chầu.

 

[Thất Nương  chịu trách nhiệm tiếp dẫn các chơn hồn lên tầng trời Hạo Thiên là tầng trời thứ bảy.  Phong danh của Thất Nương là Âm Quang Tiếp Dẫn Đạo Nhơn. Tôn danh của Thất Nương là Lễ Hương Tiên Tử. Pháp khí của Thất Nương là đóa Sen Hồng. Thất Nương đã có một lần hóa sanh trên đất Việt tên là Vương Thị Lễ.]

 

Chí tâm đảnh lễ:

 

BÁT NƯƠNG HỚN LIÊN BẠCH thế danh
CÕI PHI TƯỞNG THIÊN giáp lướt thành
ĐỘ KHẮP HỒNG TRẦN SANG BẾN NGẠN
GIỎ HOA LAM thơm tỏa mây xanh.
 
BÁT [NƯƠNG] DIÊU [CUNG] SEN TRẮNG nở mọi ngày
Hương thơm HOA đẹp ngất lòng thay
Trăng soi đổi lớp triển khai ý
Nơi gương sen nở trắng thơm hoài.

 

[Bát Nương chịu trách nhiệm tiếp dẫn các chơn hồn lên tầng trời Phi Tưởng Thiên là tầng trời thứ tám. Tôn danh của Bát Nương là Bạch Liên Tiên Tử.  Với danh nghĩa là con của Mẹ Kim Mẫu Diêu Trì thì phong danh của Bát Nương là Bạch Liên Hoa Công Chúa. Pháp khí của Bát Nương là Giỏ Hoa Lam.  Theo tư liệu của Cao Đài Tam Kỳ Phổ Độ, Bát Nương có một lần hóa sanh trên đất Trung Hoa thời Tây Hán tên Hớn Liên Bạch và một lần hóa thân trên đất Việt tên Hồ Đề, là một nữ tướng lừng danh của hai Vua Bà. Theo tư liệu của Giáo Hội Thiên Trường thì Bát Nương hóa sinh trên đất Việt rất nhiều lần trong các đời Đinh, Lê, Lý, Trần. Trong thời Lý-Trần hóa thân của bà chính là Nữ Hoàng Lý Chiêu Hoàng và là Chiêu Thánh Hoàng Hậu, vợ đầu của Vua Trần Thái Tông.


Cũng theo tư liệu của Giáo Hội Thiên Trường, trong bài Bát Mẫu Nương Công do Hiệp Thiên Huyền Nam Phương Vũ tại đạo tràng St. Louis nhận thông điệp từ Huyền Không Thượng Thiên và gởi đến Đức Ngài vào ngày 20 tháng 9 năm 2020 lúc 11:40 sáng giờ California,  thì hóa thân gần đây nhất của Bát Nương chính là “Cô Thu” vừa mới mất, căn cứ vào câu “Thu vàng lá úa màu hoa cuối”.  Thế danh đầy đủ của “Cô Thu” là Phạm Xuân Thu, hạ phàm vào ngày 2 tháng 3 năm Kỷ Hợi (1959) và hồi thiên vào ngày 4 tháng 4 năm Bính Thân (2016).  Còn rất nhiều bài thánh giáo khác nữa do chính Bát Nương giáng điển xác nhận Xuân Thu chính là hóa thân của bà, thí dụ như trong Pháp Âm 2020_35, giáng đàn vào ngày Phật Đản 15 tháng 4 năm Canh Tí giờ Mão, hoặc trong Pháp Âm 2020_36, giáng đàn vào ngày 19 tháng 4 năm Canh Tí giờ Mão, hoặc trong Pháp Âm_120, giáng đàn vào ngày 19 tháng 12 năm Đinh Dậu giờ Mão, và trong Kinh Chuyển Long Hoa, phẩm Ai Vẹn Đạo Từ Có Phật Lai, giáng đàn vào ngày 15 tháng 8 năm Canh Tí giờ Tý.  Bát Nương còn có những tôn danh khác là Phổ Lạc Thiện Sư và Bát Nương Di Hoa Kim Hải.]

 

Chí tâm đảnh lễ:

 

CỬU NƯƠNG CAO THỊ KHIẾT ngọc danh
TẠO HÓA THIÊN SANH giải nét lành
Giác ngộ hồn vui thay sửa kịp
ỐNG TIÊU vang vọng khắp linh thành.
 
CỬU THIÊN MỞ CỬA RƯỚC NGƯỜI HIỀN
Nương vi vô ảnh tầm độ duyên
Tri ân chiếu điển chánh pháp tiếng
Thiên cảnh giải trình lập Kỳ Nguyên.

 

[Cửu Nương chịu trách nhiệm tiếp dẫn các chơn hồn lên tầng trời Tạo Hóa Sanh Thiên là tầng Trời thứ chín. Phong danh của Cửu Nương là Diêu Trì Cung Sứ Giả. Tôn danh của Cửu Nương là Ngọc Vạn Tiên Tử.  Pháp khí của Cửu Nương là Ngọc Tiêu.  Theo tư liệu của Giáo Hội Thiên Trường, trong bài Cửu Mẫu Nương Công, do Hiệp Thiên Huyền Nam Phương Vũ tại đạo tràng St.Louis tiếp điển ngày 22 tháng 9 năm 2020 và gởi thông điệp đến Đức Ngài lúc 15:16 giờ US, Cửu Nương tiết lộ cho biết mình đã nhiều lần giáng trần trên đất Việt trong các triều Đinh, Lê, Lý, Trần và có một kiếp là vợ của Lịnh Công Mạc Kính Cửu ở Hà Tiên (tức bà Bùi Thị Lam, người huyện Đồng Môn, Biên Hòa?). Cũng trong bài Cửu Mẫu Nương Công này, với câu “Cửu Thiên Huyền Nữ chào Minh Giáo”, thì rõ ràng Cửu Nương xác nhận bà chính là Cửu Thiên Huyền Nữ mà tín ngưỡng nhân gian và tôn giáo lầm lộn tôn danh này là của Mẹ Diêu Trì Kim Mẫu.  Theo tư liệu của Cao Đài Tam Kỳ Phổ Độ, Cửu Nương có một lần hóa sanh trên đất Việt tên là Cao Thị Khiết, sanh ngày 16 tháng Giêng năm Bính Thân (1895) tại Thị Xã Bạc Liêu, con của Ông Đốc Phủ Cao Minh Thạnh và Bà Tào thị Phu Nhân, triều thiên ngày 27 tháng Năm năm Canh Thân (1920) lúc mới 25 tuổi. Một lần khác bà là Công Chúa Ngọc Vạn, con của Chúa Nguyễn Hy Tông, được gã cho Vua Chey Chetta II trở thành Hoàng Hậu của nước Cao Miên.]

 

CỬU VỊ TIÊN NƯƠNG khai sắc cơ
PHẬT khai nguồn lực pháp môn chờ
Hữu lai lai hữu giai không bất
Giữ phục y kỳ tác hoán cờ.
 
PHONG VỊ CỬU PHẬT NƯƠNG DIÊU [CUNG] quí
Xuất đất toan kỳ lộ tống vi
Chí phân giai đáo kỳ Phổ Độ
Cựu báo CƯ, CHIÊU chiếu hành y.

 

[Cửu Vị Phật Nương hay Cửu Vị Phật Mẫu Diêu Cung là phong vị của CỬU VỊ TIÊN NƯƠNG.  Đó là lý do vì sao Cao Đài Tam Kỳ Phổ Độ còn niệm danh các ngài là Cửu Vị Nữ Phật.  CƯ là Đức Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư và CHIÊU là Ngôi Hai Giáo Chủ Ngô Văn Chiêu của Cao Đài Tam Kỳ Phổ Độ. Các ngài đều trở lại vào lần ba này của Tam Kỳ Phổ Độ trong Giáo Hội Thiên Trường để tiếp tục sứ mạng.]

 

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ phổ độ nhân
HỘI YẾN DIÊU TRÌ cung Tây tần
TRƯỞNG QUẢN TẠO HÓA THIÊN đoan xuất
KIM BÀN PHẬT MẪU thiêng liêng ân.


[Trưởng Quản Tạo Hóa Thiên là vai trò của Mẹ Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Đại Từ Tôn cũng là Kim Bàn Phật Mẫu.]

 

ĐỔNG SONG THÀNH hầu giá KIM ÂN
VƯƠNG TỬ PHÁ phá tài sắc đoan huân
HỨA PHI YẾN nhiệt thể tiên đáo
AN PHÁT TRINH trung tứ vị thân.

 

[4 vị nữ nhạc hầu Đức Phật Mẫu là Đổng Song Thành, Vương Tử Phá, Hứa Phi Yến, An Phát Trinh.]

 

Tam HOA bửu kính NHỨT địa cầu
TÚ NƯƠNG NHỊ VÕ gợi bóng châu
TUYẾN TAM rõ báo bề trên lượng
GẤM đức TỨ toàn quý danh câu.


[Nhứt HOA, Nhị TÚ, Tam TUYẾN, Tứ GẤM]
 

LIỄU NGŨ tịnh thiên bảy vận chuyển
HUÊ LỤC NƯƠNG sanh cả giới điền
LỄ THẤT chỉ đường sơn già trẻ
BẠCH SEN nở trắng BÁT thêm HOA.


[Ngũ LIỄU, Lục HUÊ, Thất LỄ, Bát BẠCH, Cửu KHIẾT]
 

KHIẾT CỬU trùng nguyên cửa sướt về
Đảnh cảnh dặm thành gốc cội năng
Chớp nhoáng cửu vi nương Tây đàng
Canh [Tí] niên ý lịnh chờ THIÊN MẪU
CỬU VỊ PHẬT NƯƠNG đáo khai ban.
 
KỲ BA TAM KỲ PHỔ ĐỘ NHÂN
CHIẾU ĐIỂN ÂN BAN RÕ OAI THẦN
NGƯỢC THUYỀN XUÔI CẢNH CHỜ XUẤT TRẬN
PHẨM VỊ CỬU NƯƠNG PHÉP MẦU THUẦN.
 
Tri ân mệnh cuộc ĐẠI ĐẠO hòa
Phận cơ lan tỏa vận khương xa
Linh liễu cơ thiên trần hồ chuyển
PHÁP ĐIỂN TẠO RA ĐẠO KỲ BA.
 
Chỉ là THIÊN Ý trải ban hành
CỬU NƯƠNG bổn hữu khoảnh khắc đang
NHIỆM KỲ ĐẠI ĐẠO lịnh bổn hoàng
Khắp phương Hội Yến trăng soi sáng.
 
Pháp động mở mang thái bình an
Hạ phàm CỬU trụ vạn trường xuân
Cõi tạm thân xác MẪU từ ân
Lộng lầu vô ảnh nâng tứ trụ.
 
Cơ chiếu tại trường danh bộ lưu
Chờ hội trống vọng từ công án
Đông Tây Nam Bắc chọn nẻo đàng
Vui từ hạnh đạo bảo chơn như.
 
Canh thâu ráng thức truy bài tâm
Tấn hội Canh [Tí] niên Cửu Phẩm tầm
Cạn sâu vực thẩm nêu kỳ hội
Cửu vi ngắm nhìn thế sự phàn.
 
Phiêu phiêu sóng lặng khúc nhạc đàn
NHỨT NƯƠNG giáng vẹn tặng lễ ban
Nhứt nhứt đoan tả vẹn pháp ý
Nương ý chỉ một tấm chơn vàng.
 
Ẩn lộng theo chơn đức MẪU HOÀNG
NHỊ NƯƠNG chơn võ khiếu huyền quang
Chờ kỳ ô giải mở thầm thức
Trinh tiết phòng không sự xế xan.
 
Thời khó tam ma MỞ ĐẠO ra
TAM KỲ PHỔ ĐỘ pháp mọi nhà
QUẠT LÔNG PHIẾN TU lượng chính thất
TAM NƯƠNG khai chí mở báu tòa.
 
Thúc tâm linh Tứ Đức vẹn toàn
KIM BÀN xoay chuyển thoát huy năng
TỨ NƯƠNG tặng khách văn bài tự
Tâm trạng vững vàng niệm tầm phăng.
 
NHƯ Ý màn Canh [Tí] chuyển bạc thiên
NGŨ NƯƠNG hồng đơm một chiếc thuyền
Huyền môn khai lộng ân tâm phúc
Qui nguyên bố đức mái nhà duyên.
 
PHƯỚN TIÊU DIÊU âm vang Hội Yến
Tỉnh giấc lo cởi hết mộng huyền
LỤC NƯƠNG quyết Ô [Thước] Cầu Ngân bắt
Sám cung khôn thoát khổ trầm khiên.
 
HỒNG SEN trỗi mọc cõi Hoa Thiên
THẤT NƯƠNG VƯƠNG phép thất thế truyền
Chỉ đường chơn ý Tòa Đài mở
Chí dốc một lòng Phật chuyển nhiên.
 
HOA LAM GIỎ hương thơm cung diễn
BÁT NƯƠNG từ HOA vận rộ thiên
Gần hương SEN say mãi Tòa Đài
Thêm hoa rải vườn hoa gội tuyển.
 
ỐNG TIÊU âm diệu mở cửa thiên
CỬU NƯƠNG qui cựu đón người hiền
Nương chí dắt dìu đến Tây Phật
Mùa Thu sáng lạng như trăng lên.
 
Điển thiện chắt chiu lượt giải trình
Giai mang đa phận giải tạng KINH
CỬU NƯƠNG VỊ PHẬT nghiêm chánh pháp
Mở rộng tâm căn hữu phúc linh.
 
Hồn thăng nhập thể vô hình thay
Mạch thuyết năng cơ thao lược mài
Cẩm nang chí tỏa giải bồng giấc
Chơn tu tâm pháp tựa Phật Đài.
 
Diệu ý SÔNG NGÂN PHỤNG GÁY non
Chân tướng xác thân đi đứng mòn
Vô vi sắc mệnh tâm khả ái
Gởi trọn KỲ YÊN lập án công.
 
CỬU NƯƠNG say pháp rõ nét nhìn
TAM KỲ PHỔ ĐỘ tác viên linh
Pháp bủa lắm phen mau nắm lấy
Nhẹ bước liên hoa thở bình minh.
 
Cơ đáo di phận bủa đức trong
Xuân Thu trỗi nhánh mọc mầm vòng
NGHÌN NĂM CÓ MỘT KỲ YÊN ĐẾN
CỬU NƯƠNG trang sử sách thần công.
  
Ngày mai sự thế đăng hoa tỏ
Thơ thảo càn khang hấp thụ ra
Hội Yến dồi đức hoa thơm tựa
LIÊN HOA CHÍN PHẨM TẤT LỊNH BÀ.
 
LONG HỘI đang chờ tinh hoa nở
Màu trời đượm bóng thắm linh thơ
Vô hình huyền diệu sơn minh tỏa
CỬU PHẬT NƯƠNG NƯƠNG THIỆN Ý CHỜ.
 
Vận người giai bổn nhiệt tình chỉ
Giờ khắc vô vi bến hẹn kỳ
PHONG THẦN KHAI điệu âm vang trổi
Bước một màn ba cẩm nang y.
 
Chấp pháp qui hồi đổi gió xa
Ngàn năm mở xuất chúng linh tàng
Toán trời sửa soạn tinh hoa mã
Can lược thâm sâu đếm thời gian.
 
Khuê lầu các thuần phong khả ái
Rõ mục đề sâu khải đàn an
Mầm thiện tâm đâm mọc rào hàng
Thơm hương vị tựa hồ sen dậy.
 
Thả lòng từ kỳ mở gom thâu
THIÊN Ý KỲ BA LONG HỘI LẦU
Mầm căn tô điểm năng công lực
Trống lịnh THIÊN MINH điệu xoay lâu.

 

Điển hồi chấm dứt an khương cảnh
Đàn trỗi vọng thiên thấu mây xanh
CỬU NƯƠNG VỊ trở lai cung vị
Thiên Cung gởi bóng tạm lời lành.

 

Chí Tâm Đảnh Lễ

Cửu Vị Phật Mẫu Diêu Trì Cung. (3)

 

4. HỒI HƯỚNG 

 

Xin dâng tất cả ba công đức

Hồi hướng đến vô lượng quần sanh

Mong Phước Trí tất cả đều thành

Chung tiến hóa thiện lành vun đắp.

 

Chí Tâm Đảnh Lễ Huyền Khung Cao Thượng Đế

Hồng Oai Hồng Từ Tứ Phước Hựu Tội

Ngọc Hoàng Đại Thiên Tôn. (3)

 

Chí Tâm Đảnh Lễ Vô Thượng Hư Không

Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Đại Từ Tôn. (3)

 

Chí Tâm Đảnh Lễ Chư Khai Giáo Đạo Tổ

Giác Thế Đại Từ Tôn. (3)

 

Chí Tâm Đảnh Lễ Long Hoa Giáo Chủ

Chuyển Thế Đại Từ Tôn. (3)

 

Chí Tâm Đảnh Lễ Phật Thánh Tiên Liên Kỳ Hải Hội

Bồ Tát Đại Bồ Tát Ma Ha Tát. (3)

 

HẾT

 



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn