ĐẠI HỌC CHI ĐẠO

11 Tháng Giêng 20198:51 SA(Xem: 17738)

 ĐẠI HỌC CHI ĐẠO

【大學之道】

大學之道:在明明德,在親民,在止於至善。知止而后有定,定而后能靜,靜而后能安,安而后能慮,慮而后能得。物有本末,事有終始,知所先後,則近道矣。古之欲明明德於天下者,先治其國;欲治其國者,先齊其家;欲齊其家者,先脩其身;欲脩其身者,先正其心;欲正其心者,先誠其意;欲誠其意者,先致其知;致知在格物。物格而后知至,知至而后意誠,意誠而后心正,心正而后身脩,身脩而后家齊,家齊而后國治,國治而后天下平。

自天子以至於庶人,壹是皆以脩身為本。其本亂而末治者否矣;其所厚者薄,而其所薄者厚,未之有也。

  
 

Đại học chi đạo

Đại học chi đạo :tại minh minh đức , tại thân (tân) dân , tại chỉ ư chí thiện .  Tri chỉ nhi hậu hữu định , định nhi hậu năng tĩnh , tĩnh nhi hậu năng an , an nhi hậu năng lự , lự nhi hậu năng đắc . Vật hữu bản mạt , sự hữu chung thủy , tri sở tiên hậu , tắc cận đạo hĩ .

Cổ chi dục minh minh đức ư thiên hạ giả , tiên trị kì quốc ;dục trị kì quốc giả , tiên tề kì gia ;dục tề kì gia giả , tiên tu kì thân ;dục tu kì thân giả , tiên chính kì tâm ;dục chính kì tâm giả , tiên thành kì ý ;dục thành kì ý giả , tiên trí kì tri ;trí tri tại cách vật .  Vật cách nhi hậu tri chí , tri chí nhi hậu ý thành , ý thành nhi hậu tâm chính , tâm chính nhi hậu thân tu , thân tu nhi hậu gia tề , gia tề nhi hậu quốc trị , quốc trị nhi hậu thiên hạ bình .

Tự thiên tử dĩ chí ư thứ nhân , nhất thị giai dĩ tu thân vi bản .  Kỳ bản loạn nhi mạt trị giả phủ hĩ ;kì sở hậu giả bạc , nhi kì sở bạc giả hậu , vị chi hữu dã .

【Lễ ký: Đại học】
 

DỊCH NGHĨA

Đạo đại học

Mục đích của sự học rộng cốt làm sáng cái Đức sáng của mình, cốt khiến cho người ta tự đổi mới, cốt khiến cho người ta dừng ở chỗ chí thiện.
Biết chỗ phải dừng thì sau mới có chí hướng xác định được. Có chí hướng xác định rồi sau mới có tĩnh tâm. Tĩnh tâm rồi sau tính tình mới được an hòa. Tính tình an hòa rồi sau mới suy nghĩ chín chắn. Suy nghĩ chính chắn rồi sau mới đạt được chí thiện. Vật gì cũng có gốc ngọn, việc gì cũng có đầu cuối. Biết được chỗ trước, chỗ sau của sự vật, thì tiến gần đến mục đích của sự học vậy.
Thời xưa kẻ muốn làm sáng cái đức sáng của mình trong thiên hạ, thì trước hết phải trị được nước mình. Muốn trị được nước mình, thì trước hết phải chỉnh đốn được nhà mình. Muốn tu sửa thân mình, thì trước hết phải làm cho tâm mình được ngay chính. Muốn làm cho tâm mình được ngay chính, thì trước hết phải làm cho ý được chân thật. Muốn cho ý thành thật, thì trước hết phải đưa sự hiểu biết của mình đến cực độ. Đưa sự hiểu biết đến cực độ, là cốt ở chỗ trừ bỏ sự che lấp của vật dục.
Trừ bỏ sự che lấp của vật dục, rồi sau mới đưa sự hiểu biết của mình đến cực độ. Sự hiểu biết mình có đến cực độ, rồi sau ý mình mới thành thật. Ý có thành thật, rồi sau tâm mình mới ngay chính. Tâm có ngay chính, rồi sau thân mới tu sửa. Thân có tu sửa, rồi sau nhà mới chỉnh đốn. Nhà có chỉnh đốn, rồi sau nước mới yên trị. Nước có yên trị, rồi sau thiên hạ mới thái bình.
Từ thiên tử cho đến kẻ thường dân, tất cả đều phải lấy sự tu thân làm gốc. Gốc đã loạn mà ngọn lại yên trị, thì không thể có được. Còn chỗ phải dùng sức nhiều mà lại dùng ít, chỗ phải dùng sức ít mà lại dùng nhiều, thì chưa hề có sự đó vậy.

Trần Văn Chánh dịch

 
 

Tác giả – Tác phẩm

Đại học là một trong 4 sách cơ bản trong bộ Tứ thư của Nho gia, vốn là một thiên trong Lễ ký (thiên thứ 42), tương truyền do môn đồ của Khổng Tử là Tăng Tử biên soạn.  Đến đời Tống, Trình Di (1033-1107) và Chu Hi (1130-1200) tách thiên nầy ra làm thành sác riêng cho nhập vào bộ Tứ thư.  Nội dung chủ yếu của sách được nêu rõ ở đoạn trích trên đây (cũng là đoạn đầu của sách Đại học), nhấn mạnh vào tính thống nhất không thể tách rời giữa việc tu thân và sự nghiệp trị quốc, bình thiên hạ.
    

  

TỪ NGỮ

明明德 minh minh đức: chữ “minh” đầu dùng như động từ theo phép sử động, nghĩa là (làm cho sáng). Các chữ “chính” (làm cho ngay chính), “thành” (làm cho trở nên thành thực) cũng có cách dùng tương tự.  明德 【míngdé】 illustrious virtue; highest virtue, đức sáng, minh đức

而后[-後] 【érhòu】 then; after that nhi hậu: rồi sau mới (liên từ)

以至于[–於] 【yǐzhìyú】 to such an extent as to…; so…that… dĩ chí ư: cho đến (liên từ)

nhất thị: thảy, tất cả. “nhất 壹” là dạng viêt kép của 一, dùng như phó từ.

phủ hĩ: không có điều đó vậy. “phủ” là phó từ phủ định; “” là trợ từ biểu thị khẳng định.

vị chi hữu giả: chưa hề có điều đó vậy. Trong câu phủ định, “chi” làm tân ngữ của động từ “hữu” đặt trước động từ.

至善 【zhìshàn】 acme of perfection, đỉnh cao nhất của sự hoàn mỹ, chí thiện

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Ba 2018(Xem: 18648)
Thiên thơ của Thiên Ánh Đạo Vàng với những tiên tri liên quan đến Thiên Đạo Huyền Không.
11 Tháng Ba 2018(Xem: 34707)
Mật điển của Phật Thầy Bửu Sơn, Pháp Chủ Thiên Khai Huỳnh Đạo chấp bút.
15 Tháng Sáu 2018(Xem: 11352)
Sấm Giảng Của Phật Trùm.
01 Tháng Bảy 2018(Xem: 11742)
Mật điển của Phật Thầy Bửu Sơn, Pháp Chủ Thiên Khai Huỳnh Đạo chấp bút.
05 Tháng Bảy 2018(Xem: 8657)
Đàn Cơ Thiên Khai Huỳnh Đạo. Đức Phạm Công Tắc, Hộ Pháp Cao Đài Đại Đạo Giáng Điển.
05 Tháng Bảy 2018(Xem: 9080)
Điển thi của Thiên Khai Huỳnh Đạo. Đức Ngôi Hai giáng đàn.
30 Tháng Bảy 2018(Xem: 11901)
Đàn cơ tại Bát Quái Đồ Thiên (Hà Tiên) năm 1935. Thi thơ cơ mật của Cao Đài chỉ lưu hành nội bộ, đến khi cả thế giới xảy ra cảnh: “Ngòi lửa dậy bốn bề nao nức, Năm Châu tràn tuyệt dứt nhơn sanh” và “Trung Đông chiến họa lưỡng dân điêu tàn.” thì nội dung mật đàn này mới được phép phổ biến. Sau năm 2001 chính là thời điểm.
31 Tháng Bảy 2018(Xem: 12895)
Điển Sấm của Phật Thầy Tây An, Ngọc Thanh Tiên Trưởng và Trạng Trình. Xuống điển năm 1976.
31 Tháng Bảy 2018(Xem: 10683)
ĐÀN CƠ NGŨ PHỤNG KỲ SƠN.
01 Tháng Tám 2018(Xem: 10500)
Đàn cơ của Thiên Khai Huỳnh Đạo. Nội dung chứa đựng nhiều mật khải quan trọng.
23 Tháng Tám 2018(Xem: 12379)
Những lần vấn đáp với Cô Lê Hoàng Kim, được biết đến là Kim Thân Cha, qua một thời gian dài được sưu tập và ấn bản có tên Thượng Đế Giảng Chơn Lý.
04 Tháng Mười 2018(Xem: 7238)
"Thất Nhựt Du Tiên" do Đức Ngô Chưởng giáo Ngô Văn Dư giáng cơ tại HỘI THÁNH THIÊN KHAI HUỲNH ĐẠO .. sau khi liễu đạo,
04 Tháng Mười 2018(Xem: 6608)
Huyền Khung Thượng Đế tóm lượt những chuyển biến của Đạo Cao Đài và ...
04 Tháng Mười 2018(Xem: 7854)
Kìa hướng Bắc chòm sao đẩu tinh đà ứng lộ, Xẹt vào Nam khắp chỗ ánh hào quang, Chiếu tường-vân ngũ-sắc khắp Nam-bang, (Tiên tri của Phật Thầy Tây An; đàn cơ 6/3/1971, Kinh Bình Minh Đại Đạo Quyển 3)
27 Tháng Mười 2018(Xem: 6429)
... Nhưng trên phương diện dân tộc và sự phấn phát đã đem lại cho nền Phật-giáo Việt Nam thì Bửu- Sơn Kỳ- Hương không khác Trúc Lâm Yên Tử.
12 Tháng Tám 2019(Xem: 7045)
Thượng Đế nói về 12 chi phái Cao Đài.
26 Tháng Ba 2020(Xem: 5515)
Tiên tri của Cao Đài, của Bần Sĩ Vô Danh, Của Hộ Pháp Phạm Công Tắc...
29 Tháng Ba 2020(Xem: 4870)
Tiên Tri của Cậu Bần Sĩ Vô Danh.
24 Tháng Mười Một 2022(Xem: 2456)
24 Tháng Mười Một 2022(Xem: 1367)
24 Tháng Mười Một 2022(Xem: 1336)
25 Tháng Mười Một 2022(Xem: 1660)
25 Tháng Mười Một 2022(Xem: 1268)
25 Tháng Mười Một 2022(Xem: 1252)
25 Tháng Mười Một 2022(Xem: 1422)
05 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 2654)
07 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 1391)