DIỆU ĐÀN HUYỀN KHÔNG NGÀY 23 THÁNG 10 NĂM ĐINH DẬU

05 Tháng Hai 201812:00 SA(Xem: 15470)

 

ĐÀN GIỜ MÃO

Ngày 23 tháng 10 năm Đinh Dậu
Ngày 10 tháng 12 năm 2017
Đàn Tràng Nam Thành

Hiệp Thiên Huyền Nữ Kim Ngọc Thanh Huyền
Tiếp Điển Ứng Khẩu Lưu Xuất Thánh Giáo

 

  
   

Bấm Vào Thanh Để Nghe
Pháp Âm #107

 

Chắt chiu cầu bài pháp Thiên Đài

Nhất tâm sang sửa mặt mày

Chiều nay mai muốn PHÁP BÀI HUYỀN THIÊN

Trên Đảnh Thượng luận phiên Thượng Cổ

Chúc con hiền về chỗ Thành Đô [1]

Lo cho hiếu mẹ điểm tô

Rồi nhín một chút nam mô lịnh truyền

Ở ngôi gia có gác tư riêng để tịnh

Ngồi xếp bằng chánh định ma ha

Con hiền đừng có sợ ma

Để Ông giúp sức thật thà sửa sang

Năm con Gà PHẬT HOÀNG luân chuyển

Đất LÁNG LINH cổ điển ÔNG HAI [2]

Chiều nay định số an bày

Cho ai biết được PHẬT NGÀI GIÁNG LÂM

THÂN PHÀM XUẤT THẾ ĐẦU NĂM

Đi hơn tuần lễ dập bầm giầy da

Vui buồn hay hỡi Cổ Già

Khi con về tận ngôi nhà có sao

Người tu mi một màu chánh định

Thì làn hơi này thiện tính Sài Gòn

Bữa nay có hai vị đạo con

Đến gieo chuyện cũng còn đắn do

Hoàn cảnh ấy hay ho đoạn cuối

Chúc CA LI mát suối trong veo

Hai người tạm ở Hòn Heo [gần Hà Tiên]

Còn ta tiếp tục leo trèo núi non

Về hai lần thân con bị bịnh

Ở lại hai ngày nhận định hiền lâm

Bây giờ Trời đã chúc tâm

Ngày mai lui gót đặt thầm Thành Đô

Được rồi đó nam mô lui gót

Đức tính này nơi chót xem nhìn

Bây giờ vui vẻ đệ huynh

Cho nên nòi giống của mình cao thanh

Buồn chi huynh đệ dung oanh

Ngày mai buồn tẻ vắng NGỌC LÀNH Thành Đô

Còn Ông như thể điểm tô

Vẻ thêm son phấn đem vô Triều Đình

Chị em em chị hiện tình

Có duyên có phận rán mình mà nghe

Rắp tâm thì Phật chở che

Ngày nay con rán đây nè vị ngai

Năm con Gà tiếng còi nó gáy

Biết đâu chừng nó kêu ĐẠI Ó o

Con hiền đừng quá âu lo

Làm tròn bổn phận Phật lo ngôi nhà

Tu hoài trẻ mãi không già

Coi chừng năm Dậu con Gà cửa băng

Vì trong ngoài nước giựt chị Hằng

Làm quên Chú Cuội cung trăng Nam Kỳ

Đến đây tạm dứt thơ thi

Tháng Giêng Ngươn Thượng vậy thì cho con

Bây giờ trong cảnh chèo thoàn

Về nơi về chỗ mong con chim về

Mình buồn mình mở mình nghe

Mình vui mình xách vỏ [ghe vỏ vọt] chạy te lên giồng

Ca Li cũng có đạo đồng

Về đây nghĩ cánh trong lòng KIM [ANH] HƯNG [QUỐC]

Chúc con trẻ nằm khoanh có của

Để sau này sáng sủa mặt mày

Đến đây dứt pháp Ông Hai

A Di Đà Phật chứng ngay cơ mầu.

 

[Kim = Thái Kim Anh, thế danh của Đức Chưởng Thế Giáo Hội Thiên Trường kiêm Chánh Giáo Bửu Sơn Huỳnh Đạo.  Hưng = Hà Hưng Quốc, thế danh của Đức Ngài Hoàng Di Thiên, Ngôi Hai trào tam.]

 

CHÚ THÍCH:

[1]. Bài này Ông Hai nhắn gởi riêng cho Hiệp Thiên Huyền Nữ Kim Ngọc Thanh Huyền.

 

[2]. Ông Hai = Ông Hai Láng Linh là nói đến “Cậu Hai Nhu” năm xưa, tức ông Trần Văn Nhu.  “Ông sinh ra trong thời buổi đất nước bước vào giai đoạn suy yếu tột độ và thực dân Pháp đang đe dọa xâm lược nước ta. Giữa lúc ấy, triều Nguyễn ra lệnh thực hiện các chính sách đồn điền tại An Giang. Gia đình ông là một trong các di dân lập làng đến An Giang. Lần đầu tiên Phật Thầy Tây An (tên thật Đoàn Minh Huyên) và Đức Cố Quản Trần Văn Thành đã đến trung tâm Láng Linh (nay thuộc xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú) lập một trại ruộng để khai khẩn đất hoang, đặt tên là Bửu Hương các (Bửu Hương: tên đạo Bửu Sơn Kỳ Hương; các: ruộng), người dân quen gọi là trại ruộng Phật Thầy (1) (ngày nay ghi là trại ruộng Bà Nguyễn Thị Thạnh ?!). Tài liệu truyền miệng cho biết: Cậu Hai Nhu rất giỏi chữ Nho (chữ Hán) và giỏi võ nghệ. Nhưng không thấy đề cập mức độ khai khẩn vùng đất này. Thậm chí đóng vai trò như thế nào trong cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa? Chúng ta chỉ nghe nói đến Trần Văn Chái (Tư Chái) và các ông Đội. Nhưng từ sau cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa thì trong gia đình Đức cố Quản Trần Văn Thành có hai người đóng vai trò quan trọng trong việc khai phá và mở mang làng Thạnh Mỹ Tây huyện Châu Phú sau này: Bà Nguyễn Thị Thạnh (vợ Quản Cơ Trần Văn Thành) và con trưởng nam: Trần Văn Nhu. Sau cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa, gia đình Đức Cố Quản Trần Văn Thành về trú ngụ tại Bửu Hương các mà xưa kia Đức Cố từng khai phá. Vào thời buổi đó chưa có kênh xáng Vịnh Tre (kênh Tri Tôn do Pháp đào vào những năm 30 của Thế kỷ XX) thông vào. Con đường duy nhất đi vào Bửu Hương các lúc này chỉ có rạch Cái Dầu. Sống trong điều kiện khắt nghiệt, hầu như bị cô lập vớí bên ngoài. Nhưng người trong dòng tộc, gia đình và các nghĩa binh kể cả tín đồ trong đạo vẫn trụ được nơi miền đất Láng khắt ngiệt cũng là điều dễ hiểu. Dù không bạo động chống Pháp, nhưng tinh thần không hợp tác với giặc là quan niệm sống của người dân đất Láng vẫn được duy trì khá lâu đối với cư dân vùng đất mới. Lúc đầu nơi đây chỉ có vài gia đình. Về sau số dân trong vùng tăng lên. Nguồn gốc đều là dân tứ xứ đến lập nghiệp. Thực tế cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa thất bại và bị đàn áp, nhưng dấu ấn ấy vẫn còn âm vang, người ngưỡng mộ đạo Bửu Sơn Kỳ Hương vẫn đến. Cuộc sống của Ông Hai Nhu không chỉ bình thường, mà ông tiếp tục hành Đạo theo tôn chỉ của giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương: phát phù trị bệnh cho dân trong vùng và tiếp tục kết nạp tín đồ bằng phân phát lòng phái, với tờ giấy vàng với bốn chữ son: Bửu Sơn Kỳ Hương. Lúc bấy giờ việc phát phù trị bệnh lôi kéo tín đồ là việc làm nguy hiểm. Vì thực dân Pháp đã nghiêm cấm Đạo Lành (Đạo Thành) hoạt động. Nhưng ông Hai Nhu bất chấp nguy hiểm vẫn tiếp tục hành đạo. Nhiều người mộ đạo đến quy y và lập nghiệp. Xóm Láng ra đời. Ho sống theo tinh thần “đói ăn rau, đau uống thuốc”. Mương Ông – Bà (để chỉ ông Hai Nhu và Bà Cố Quản) được đào để lấy nước uống và sinh hoạt, trồng dâu nuôi tằm. Dần dần dân trong vùng nạo vét nối liền với rạch Cái Dầu. Năm 1899 bà Cố Quản qua đời, ông Trần Văn Nhu tiếp tục chuẩn bị xây dựng Bửu Hương tự. Nhân ngày 22 tháng 2 ÂL (1913), kỷ niệm 40 năm ngày cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa thất bại, thực dân Pháp được mật báo, chúng bố trí lực lượng bí mật từ Châu Đốc xuống Cái Dầu và tiến vào đất Láng đàn áp Bửu Hương tự. Qua cuôc bố ráp ấy chúng bắt đi 83 người và triệt phá Bửu Hương tự. Cuối cùng chúng kết án 56 người và đài đi Côn Đảo 20 người. Ông Trần Văn Nhu trốn thoát (2). Ông được người thân cận đưa ra Cái Dầu định đến Campuchia, nhưng không rõ lý do nào đó ông quyết định về Cần Thơ và cuối cùng về Trà Bang (Rạch Giá) rồi mất tại đó năm 1914 (3).  Trong dân gian hiện nay có thói quen gọi Bửu Hương tự là chùa Nhà Láng. Vì sao có tên gọi ấy? Theo lời kể các vị bô lão ngày xưa muốn lập làng phải có người đứng ra bảo lãnh và làng phải có đình thần. Vì vậy nhiều người trong đất Láng muốn hợp thức hóa với chính quyền thực dân xin phép lập đình làng Thạnh Mỹ Tây. Trên thực tế  là xây dựng Bửu Hương tự. Nhưng do quy mô chùa Láng lúc đó nhỏ, làm bằng tre lá. Theo quan niệm của Bửu Sơn Kỳ Hương là tu tại gia nên chùa nhiều khi là nhà. Bên cạnh đó có ý kiến cho rằng để tránh sự dòm ngó của chính quyền thực dân nên gọi chùa Nhà Láng. Khi chính quyền đến xét hỏi thì nói đây là nhà chứ không phải là chùa. Láng là xuất phát từ Láng Linh. Vì vậy khi nói đến ông Trần Văn Nhu thì dân trong vùng quen gọi là ông Hai nhà Láng. Suy cho cùng, đối với ông Hai nhà Láng không có những chiến công oanh liệt như Đức Cố Quản Trần Văn Thành. Nhưng ông đã để lại dấu ấn rất đặc biệt ở vùng Láng Linh không phải từ việc phát phù trị bệnh mà chính là hành động nhân sinh: quy tụ nhiều người đến trú ngụ và lập ra làng Thạnh Mỹ Tây. Ông là một trong những người chủ trương xây dựng Bửu Hương tự mà nay trở thành di tích được xếp hạng cho nhân dân trong vùng và khắp nơi đến chiêm bái và ghi ơn công đức của nghĩa binh Gia Nghị và Quản cơ Trần Văn Thành. Ông xứng đáng được ghi ân như những người có công khai hoang vùng Láng Linh và làm tiền đề cho sự phát triển vùng sâu thuộc huyện Châu Phú sau này.”  Trích nguyên văn bài “Ông Hai Nhà Láng” của tác giả Võ Thành Phương đăng trên trang nhà của Bửu Sơn Kỳ Hương Nguyên Thủy. 


 

Bấm Vào Thanh Để Nghe

Pháp Âm #108

 

 

Thản nhiên không vướng khỏi khấn hương

Tâm không cách biệt lý vô ngã

Thấy không không thấy mời tòa chương

Tâm đắc huệ khai không mà trụ

Trụ không không trụ [hạt] giống khỏi ương [gieo]

Vạn vật quanh ta đều báo ứng

Ngó mà không ngó lòng chẳng ươn [có mùi hôi]

Muôn nẻo khó khăn tâm làm chủ

Tâm ngó rất ngay ấy Phật đường

Phàm căn chưa dứt bao điều khổ

Bởi vì vạn vật kéo tai ương

Mắt huệ thần minh không ngẫm tới

Tự đến tự đi chẳng đo lường

Khi xưa các Tổ ngộ y pháp

Tâm tục như như huệ thông thương

Tâm bình tâm định khai sáu thức

Khỏi phải lo âu kiếp nắng sương

Một chiều ngáp mãi cỏ hồn thân

Ngày nay TRUNG ƯƠNG sắp đến gần

Chuyển xây thanh điển cận nhiệm vụ

Tịnh huệ trí khai lãnh mọi phần

Long mạch NGUYỆT THIÊN HUỲNH KỲ dựng

Ngưỡng cửa non Đoài [Tây, Hoa Kỳ] hội long lân

Qui mệnh SỨ QUÂN CƠ THÁNH ĐỨC

Lược sách sử kinh định cung căn.

 

An phần mở rộng gia vi

Xuất thân xuất địa xuất nghi Triều Đình [Triều Đình Đạo]

NGŨ NƯƠNG xây chuyển thâm ân 

QUỐC VƯƠNG thủy thổ vạn lần thâm bâu

Thiên Cơ gấp rút kiếu [kêu] câu

KỲ HƯƠNG vạch rõ đường hầu Nam Bang

TRUNG ƯƠNG đất Phật An Giang

Tuồng đời cát phận lớp lang phụng hoàng

CỘNG ĐỒNG [TAM GIÁO] vạch định HÀ xan

GOM CÂU XÃ TẮC GÌN ĐÀNG TỨ ÂN.

 

[Ngũ Nương = Ngũ Nương Diêu Trì Cung. Trách nhiệm của Ngũ Nương là tiếp dẫn các chơn hồn lên tầng trời Xích Thiên là tầng Trời thứ năm. Tôn danh của Ngũ Nương là Thượng Thiên Thánh Mẫu. Đạo hiệu của Ngũ Nương là Liễu Hạnh Tiên Tử. Pháp khí của Ngũ Nương là Như Ý.]

 

Ngồi buồn mà kiếm quạt mo

Nước xuôi nước ngược vo vo lướt thuyền

Tâm kinh nắm vận binh quyền

Quyết phò QUỐC ĐẠO Thánh Tiên dựa kề

Cõi lòng tiếc thấy ủ ê

Nặng mang hai chữ giác mê giống nòi

Hồn Thiên chưa có chỗ ngồi

Lâm phàm hạ tục thiệt thòi vẫn vui

Bởi vì sanh chúng nhát mùi

Trầm luân khổ ải tới lui độ đời.

 

Gặt hái nhiều niên bởi LỊNH TRỜI

Thâm trầm vẻ mặt giọng ầu ơi

Thân tướng đôi khi mang vất vả

Phật Tiên điểm hòa bủa cảnh đời

Cửu Cung THIÊN LỊNH ấn Kim Thơ

Hồn Thiên thui thủi chuyển nhiều nơi

Ngậm đắng ăn cay nhờ Phật lực

Giảm hồi nạn ách đợi chơi vơi.

 

Biển đời cá bống lại cá kèo

Ánh đèn thắp sáng cheo leo tỏ tường

Đường trôi dấu thỏ thương thương

Người tu lập pháp quê hương nhận nhìn.

 

Đời cũng xây tận kiếp HUYỀN THIÊN

Thương người tu tỉnh thị sĩ hiền

LÃO khắp bước chân dang tay đón

Hướng Phật tâm từ mới đặng yên

Mang nặng lục căn không lối thoát

Chậm trễ lục trần chịu ngửa nghiêng.

 

Nêu phận danh THIÊN trải bao đời

Phàm tục giáng lâm quyết mở lời

Trọng trách hồn thăng thương đại chúng

Người đắm lợi quyền nghĩa se lơi

Ngã Phật mầu linh đơn thuần ngẫm

Khó nỗi định ra được chỗ ngồi

Nhất tâm bất loạn lòng không động

Chí cả tu mi mới kịp thời

Nam mô thì bồ tát tai niệm niệm

Sanh nghiệp kiếp này phải trả chiều mơi.

 

Kiếm khách ô long xích phụng xòe

Bình minh thỏ thẻ tiếng vo ve

Vạn vật hồn thiên chào thân thiện

Huyền pháp cơ trời đất chở che

Dinh nội tiền trào an bang xứ

Áo vải ah tài dở tùng nghe

Thiên lý dị nhiên khâm sai sứ

Bửu bửu pháp thương rải thè thè.


   

Bấm Vào Thanh Để Nghe

Pháp Âm #109

 

Trải mật nằm gan tâm cố lỳ

Kiếp trước đời sau chịu phúc ky

Quyết đem chơn pháp nơi Phật cảnh

Giáo hứng nhân duyên tới đặng chi

Trời đất mênh mông tuy không bóng

Bởi thế vô hình chịu huyền vi

Lặng lẽ xác na âm thinh trổi

Phải cổ nghi binh thật từ bi

Lui gót phàm gian gìn Thích đạo

LẠC THÁNH vi tường DỰNG HỘI ghi.


 

 

Bấm Vào Thanh Để Nghe

Pháp Âm #110

 

Một tấm lòng và một xác thân

Ý Thiên Tính Phật đã hầu gần

Chúng sanh cõi tạm cùng quý quyến

Khó chi họa đồ mệnh bần tăng

Thất tâm khai mở luồng quang nhãn

Hiểu kỹ chốn xưa Phật Thánh gần

Cứ mãi đeo mang vòng ngũ uẩn

Chẳng thoát lưới quanh phải nhọc nhằn

Cuộc đời hành đạo đem thân hiến

Ngấm ngầm luân chuyển dựng PHONG THẦN.

 

Trọn đời trọn kiếp hiến PHẬT MÔN

Trần tục Ngươn Tam chiếu Thiên Hồn

Định hướng ngã nhân lòng minh thệ

Ẩn ý tiêu diêu vượt Càn Khôn

Ô long xích phụng xoè dang cánh

Đùm bọc pháp mầu LỊNH CHÍ TÔN

Dầu giải nắng mưa an bình chí

Thanh nhật Thiên Y vượt sóng dồn.

 

Thâm trầm kết tựu quả kim giai

Mộc Thủy xây chung sức sống dài

Thổ phanh lan rộng bàn cờ tự

THẤT NƯƠNG mầu nhiệm tới dựng rày

CỬU VỊ LIÊN TÒA khai chín phẩm

Thúc giả bốn phương CỬU TRÙNG ĐÀI.

 

[Thất Nương của Diêu Trì Cung. Trách nhiệm của Thất Nương là tiếp dẫn các chơn hồn lên tầng trời Hạo Thiên là tầng Trời thứ bảy. Tôn danh của Thất Nương là Âm Quang Tiếp Dẫn Đạo Nhơn. Đạo hiệu của Thất Nương là Lễ Hương Tiên Tử. Pháp khí của Thất Nương là đóa Hoa Sen Hồng.]

 

Mấu chốt then Thiên cửa an bày

Người vì trung nghĩa đợi ngày mai

Gởi tâm thuần thục công đức Phật

Đáp lễ Tứ Ân hướng sen đài

Tinh thần phổ hóa cơ duyên phận

Thánh Đạo long môn trí tuệ khai

Lòng Trời lòng Phật lòng Thánh bủa

Nước tưới cam lồ tịnh ma ha

Qui cách mạch cung hương đăng quả

Minh triết bốn mùa tạng bắp khoai.

 

Thầm lặng kỳ êm giữa phận mình

Thanh thiên bạch nhựt rõ lòng QUYÊN [QUỐC]

Tuổi đời phận đạo đều đúng buổi

Khác ý ngõ làng lộ TÂN yên

Bổn phận bổn căn khuôn bổn cũ

Bổn tuồng thui thủi dạ triền miên

Thôn dã ngọ môn lòng thôn dã        

 Gói hết phận mình trải cành khuyên.

 

Lướt sóng phong ba vượt biển đời

Chăm lo đạo quả THÁNH trị đời

Hoa cảnh chậu vô thiên niên ái

Thoát chốn bể dâu phận y lời

Khâm thủ Quân Ân đa phương xử

Kiểng tiên chạm giả mới khai thời

Tam Giáo Quy Nguyên thời mở cửa

Quản sớm mưa Tần chịu ra khơi.

 

Gió chiều lồng lộng tiếng vo ve

Hồn đọng khuôn in đọc thơ vè

Tìm về tới đâu khai đường kẻ

Đỉnh cao cao quá muốn được nghe

Hạ giới giáng lâm thầm vời vợi

Dụng ý hồn Tiên cảnh Thu đè

Cuộc đời ngao ngán cam đành dạ

Tích sống xác phàm Phật chở che

Thế trần lãm tư thư hàng đọc

Liên hoàn tóc rối chẳng bày phe

Ngắn ngủi thời gian trang hiền sĩ

Dựng bảng căng buồm có mấy ve

Gởi gió đợi mây sao kỳ dậy

Thông mạch nghìn thu phủi thế già

Câu nói Đông du điều phải trái

Tiêu diêu tự tại khó tránh nè

Trời chuyển mùa Thu đùng đùng báo

Nóng lạnh tứ thời ruộng trong se.

 

Thân phận đa phương cảnh sum vầy

Văn bài tâm ý tỏ rất hay [1]

Tri cảm linh quang đồng nghĩa cử

San sớt bảo tồn cảm nghĩ hay

Hội yến luôn xây đâu màn xác

Trổi giọng chiều nay thấy chẳng sai.

 

CHÚ THÍCH:

[1]. Ám chỉ bài pháp mà Đức Hoàng Di Thiên thuyết giảng cho môn đệ nghe ngày hôm trước.

 

  

Bấm Vào Thanh Để Nghe

Pháp Âm #111

 

 

Khoảnh khắc hồn thiên cơ đổi hình

Sắc khai tướng mạo trí khuôn in

Đất nước giang san chờ thiện chí

Thiền tỏa huệ thông phá vô minh

Luân chuyển tuệ căn là phương thuốc

Chứa bao người lành độ chúng sinh

Họa đồ tướng sắc đổi Luật Thiên

Dọn nước cờ Tiên chẳng đánh liền

Mầm đạo xoay quanh chờ thời vận

Đất ruộng biên thùy khắp thiêng liêng

Tam quan ải nhất GIÀ LAM trấn

CHÚA XỨ NGUYÊN NHUNG trấn ngự yên

NGŨ HÀNH gom mối khai sức sống

Bủa ĐẠO VÔ VI khắp trần miền

Đại Hội Phật Xưa ĐỨC HẢO HÒA

Xa gần trăm họ khách phương xa

Bước tới Lễ Nghi NGÀI trọng trách

TỨ PHỦ tròn ân dựng CỜ GIÀ

Phật Thích TÂY SƠN THẦY truyền đạt

THÁNH ĐẠI quy y trọn đủ căn

Bốn loại Tứ Ân ơn đền trả

Tứ Diệu Đế đúng một màu CHA.

 

Bền tâm chặt dạ nhứt trí tâm

Trí tâm chặt dạ chỉ tâm sầu

Sầu tư vướng bận sầu tâm lụy

Lụy vạn lần phải lắm cơ duyên

Cơ duyên tạo hóa khắp năm châu

Lòng ai khóc kẻ sầu bi thảm

Thảm kịch lụy trần đáng giá thay

Tri tâm nhất trí ra màn kịch

Đoạn cuối vở tuồng mới biết hay.




   
  
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Ba 202410:59 SA(Xem: 474)
PHÁP ÂM 2024_10-12. NGỌC KINH: NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ BAN THƯỞNG THÁNH NGƯƠN.
02 Tháng Ba 202410:59 SA(Xem: 732)
PHÁP ÂM 2024_07-09. ẤN TRUYỀN MÔN ĐẠO THIÊN TRƯỜNG.
25 Tháng Hai 202410:59 SA(Xem: 572)
PHÁP ÂM 2024_05-06. THÁI LÃO MẪU KINH: THỌ KÝ.
18 Tháng Hai 202410:59 SA(Xem: 710)
PHÁP ÂM 2024_01-04. RÕ VÔ VI ĐỨC TÀI LẬP HỘI .
12 Tháng Tám 202310:59 SA(Xem: 1061)
PHÁP ÂM 2023_16A-D. HỘI CHỌN ĐỨC CỐ BÒN MẸ DẶN.
12 Tháng Tám 202310:59 SA(Xem: 838)
PHÁP ÂM 2023_15A-C. NGỌC KINH: KỆ CHƠN THÁNH.
12 Tháng Tám 202310:59 SA(Xem: 659)
PHÁP ÂM 2023_14A-C. NGỌC KINH: THẦY LUẬT ĐỊNH ĐẾN TRƯỜNG DI LẠC.
12 Tháng Tám 202310:59 SA(Xem: 1507)
PHÁP ÂM 2023_13A-D. MẸ KHUYẾN DẠY HIỆP NHAU TU ĐẠO.
12 Tháng Tám 202310:59 SA(Xem: 2136)
PHÁP ÂM 2023_12A-D. NGỌC KINH: TAM MÔN DỰNG LIÊN TÒA LINH THỨU.
29 Tháng Bảy 202310:59 SA(Xem: 1713)
PHÁP ÂM 2023_11A-D. NGỌC KINH: ĐẾ MINH HOÀNG LỘ.
15 Tháng Bảy 202310:59 SA(Xem: 1423)
PHÁP ÂM 2023_10A-E. NGỌC KINH: SÁM PHÁP.
29 Tháng Sáu 202310:59 SA(Xem: 1235)
PHÁP ÂM 2023_09A-E. QUAN THÁNH ĐẾ QUÂN KINH: PHÁP THIÊN.
29 Tháng Sáu 202310:59 SA(Xem: 1285)
PHÁP ÂM 2023_08A-C. NGỌC KINH: LONG HOA CHUYỂN MÀN BA.
29 Tháng Sáu 202310:59 SA(Xem: 1265)
PHÁP ÂM 2023_07A-B. NGỌC KINH: CHUYỂN LONG HỘI HOA LIÊN.
27 Tháng Tư 202310:59 SA(Xem: 2210)
PHÁP ÂM 2023_06A-B. NGỌC KINH: HUYỀN VI ẤN KÝ PHÁP ĐIỂN MINH THÔNG.
06 Tháng Tư 20232:52 CH(Xem: 2183)
PHÁP ÂM 2023_05. NGỌC KINH: LỜI CẢNH TỈNH THẾ GIAN RỐT RÁO.
25 Tháng Hai 20232:52 CH(Xem: 2720)
PHÁP ÂM 2023_4A-4C. NGỌC KINH: LONG HỘI SẢY SÀNG
09 Tháng Hai 20237:45 SA(Xem: 2012)
PHÁP ÂM 2023_3A-3C. NGỌC KINH: LONG HOA ĐẠI HỘI
15 Tháng Giêng 20233:13 CH(Xem: 2258)
PHÁP ÂM 2023_02A-02B. NGỌC KINH: KỲ CHUYỂN HOA LONG
15 Tháng Giêng 20233:13 CH(Xem: 2677)
PHÁP ÂM 2023_01A-01E. NGỌC MINH KINH: HỘI NÀY ĐÀNH MẤT CON
22 Tháng Chín 202210:15 SA(Xem: 2576)
PHÁP ÂM 2022_11. NGỌC KINH: CHÂN PHÁP ĐẠO CHA TRỜI BAN CHIẾU
22 Tháng Chín 202210:15 SA(Xem: 2489)
PHÁP ÂM 2022_10-11B. LẦN DÒ THÁNH ĐẠO TU LO GIỮ MÌNH
17 Tháng Năm 20229:56 SA(Xem: 3214)
PHÁP ÂM 2022_08. NGỌC KINH: THẦY TRỜI KHAI ĐẠO GIÁO TRUYỀN TÂN PHÁP
10 Tháng Năm 20222:46 CH(Xem: 2947)
PHÁP ÂM 2022_09. NGỌC KINH: VÔ CỰC THIÊN TÔN GIÁNG KINH THIÊN ĐẠO.
10 Tháng Ba 20221:36 CH(Xem: 4046)
PHÁP ÂM 2022_05 & 06. NGỌC MINH KINH: ĐẾ TRUYỀN TÂN PHÁP (2)
10 Tháng Hai 20229:07 SA(Xem: 3937)
PHÁP ÂM 2022_04. NGỌC MINH KINH ĐẾ TRUYỀN TÂN PHÁP (1)
26 Tháng Giêng 20228:39 SA(Xem: 3371)
PHÁP ÂM 2022_3A-3C. MẪU KHAI PHỔ ĐỘ ĐẠI ĐẠO TRƯỜNG.
16 Tháng Giêng 202210:29 SA(Xem: 4554)
Pháp Âm 2022_2A - 2022_2D. PHẢI LO MÀ CỐ THI TÀI ĐỨC ÂN (TIẾP THEO).
16 Tháng Giêng 202210:29 SA(Xem: 3457)
Pháp Âm 2022_01A - 2022_01B. PHẢI LO MÀ CỐ THI TÀI ĐỨC ÂN (1).
21 Tháng Mười Một 202111:50 SA(Xem: 5368)
Pháp Âm 2021_30 - 2021_31. (1) HỘI THẬP BÁT MẸ LAY MẸ GỌI; (2) NGỌC KINH: THẦY LỘ THIÊN KINH ĐẠO TRỜI CỨU KHỔ.
14 Tháng Mười Một 202111:50 SA(Xem: 3542)
Pháp Âm 2021_29. VÔ DANH THUYỀN ĐẠO.
29 Tháng Mười 202111:50 SA(Xem: 3594)
Pháp Âm 2021_28. LIÊN TÒA NGƯƠN HẠ ĐIỂN CHUYỂN CHỈ KHUYÊN.
20 Tháng Chín 202111:50 SA(Xem: 3760)
Pháp Âm 2021_19 - 2021_22. CỬA CUNG BẠCH NGỌC GẦN KHAI HỘI TRIỀU.
17 Tháng Tám 202111:50 SA(Xem: 3937)
Pháp Âm 2021_27. THẦY MẸ MỞ LIÊN HOA LẬP HỘI.
17 Tháng Tám 202111:50 SA(Xem: 3812)
Pháp Âm 2021_25 - 2021_26. NGỌC KINH: NGỌC ĐẾ MINH CHƠN KINH LONG HOA HỘI DIỄN.
17 Tháng Tám 202111:50 SA(Xem: 3397)
Pháp Âm 2021_23 - 2021_24. NGỌC KINH: KỆ NGỌC CHÂU MINH.
17 Tháng Tám 202111:50 SA(Xem: 3339)
PHÁP ÂM 2021_18. CHUYẾN ĐÒ KỲ CHÓT CON ƠI (3).
17 Tháng Tám 202111:50 SA(Xem: 3480)
PHÁP ÂM 2021_17. CHUYẾN ĐÒ KỲ CHÓT CON ƠI (2).
17 Tháng Tám 202111:50 SA(Xem: 3622)
THÁNH MẪU LIỄU HẠNH "LAI GIÁNG CƠ DUYÊN TRÁCH [NGÔ TUẤN KIỆT] MỘT LẦN."
17 Tháng Tám 202111:50 SA(Xem: 3246)
PHÁP ÂM 2021_16. CHUYẾN ĐÒ KỲ CHÓT CON ƠI (1).
17 Tháng Tám 202111:50 SA(Xem: 3501)
PHÁP ÂM 2021_15. ĐẠI ĐẠO RA GIẢI CỨU NGHIỆP TRẦN (2) TIẾP THEO.
17 Tháng Tám 202111:50 SA(Xem: 3526)
PHÁP ÂM 2021_14. NGÀN NĂM CÓ MỘT MỞ KHUNG TÂY TRỜI.
17 Tháng Tám 202111:50 SA(Xem: 3327)
PHÁP ÂM 2021_13. ĐẠI ĐẠO RA CỨU GIẢI NGHIỆP TRẦN (1).
08 Tháng Tám 20213:26 CH(Xem: 3320)
PHÁP ÂM 2021_12. MỞ CỬA THÁNH KHAI ĐƯỜNG QUỐC ĐẠO.
03 Tháng Tám 202111:28 SA(Xem: 3131)
PHÁP ÂM 2021_11. BƯỚC ĐẾN LONG HOA MỞ ĐẠI ĐỒNG.
24 Tháng Sáu 20213:39 CH(Xem: 3502)
PHÁP ÂM 2021_09 - 2021_10. NGỌC KINH: NGỌC HOÀNG TÂM KINH.
28 Tháng Năm 20211:05 CH(Xem: 3447)
PHÁP ÂM 2021_08. QUAN THÁNH ĐẾ QUÂN KINH: TRUYỀN GIÁO ĐẠO TỪ.
28 Tháng Tư 202110:53 SA(Xem: 3818)
PHÁP ÂM 2021_07. NGỌC HOÀNG TRÙNG CỬU CỨU RỖI THẾ GIAN .
08 Tháng Tư 20219:53 SA(Xem: 3590)
Pháp Âm 2021_06. PHÁP VƯƠNG XUẤT THẾ CHUYỂN ĐẠO TA BÀ
01 Tháng Tư 202110:10 SA(Xem: 3720)
Pháp Âm 2021_05. NHỊ MẪU KINH (TÂY VƯƠNG MẪU KINH)..
23 Tháng Hai 20212:57 CH(Xem: 4361)
PHÁP ÂM 2021_04. NGỌC KINH: NGỌC PHỤ GIÁC THẾ.
11 Tháng Hai 20217:45 SA(Xem: 4306)
Pháp Âm 2021_02. KHUYÊN BẢO CON: THUYỀN ĐÓ LÊN ĐÒ!
03 Tháng Hai 20211:51 CH(Xem: 4195)
Pháp Âm 2021_01. LÃNH KHẨU KHUYẾT TÂY PHƯƠNG CHỖ ĐỊNH.
29 Tháng Mười Hai 202010:09 SA(Xem: 4400)
Pháp Âm 2020_54. TÂY KỲ THẦN XUẤT PHẬT NÂNG PHẤT CỜ.
26 Tháng Mười Hai 20208:55 CH(Xem: 4101)
Pháp Âm 2020_53. Nhắn nhủ riêng với HQH và TKA.
25 Tháng Mười Hai 20209:39 SA(Xem: 4540)
Pháp Âm 2020_51 và 2020_52. - LỄ HỘI THẬP BÁT TRĂNG MƯỜI 2020. (1) KINH ĐỊA MẪU KINH & (2) SÁM KINH ĐỊA MẪU (KINH SÁM HỐI MẪU HOÀNG NGỌC PHỤ ÂN).
08 Tháng Mười 20202:22 CH(Xem: 6127)
PHÁP ÂM 2020_1-3. KINH CHUYỂN LONG HOA.
25 Tháng Chín 20203:51 CH(Xem: 5416)
PHÁP ÂM 2020_48-49. KINH CỬU VỊ PHẬT MẪU DIÊU CUNG (KINH CỬU PHẨM LỊNH BÀ.
10 Tháng Chín 20201:28 CH(Xem: 5108)
PHÁP ÂM 2020_47. QUAN THÁNH ĐẾ QUÂN KINH: MINH THÁNH (KINH NHÂN THIỆN).
29 Tháng Tám 20208:31 CH(Xem: 5131)
Pháp Âm 2020_46. NGỌC MINH KINH: VI HUYỀN THIÊN THƯỢNG TỪ ÂN KINH tiếp theo.
19 Tháng Tám 20202:14 CH(Xem: 5639)
PHÁP ÂM 2020_45. NGỌC MINH KINH. PHẨM VI HUYỀN THIÊN THƯỢNG TỪ ÂN KINH (1).
22 Tháng Bảy 20202:05 CH(Xem: 5786)
Pháp Âm 2020_44. NGỌC MINH KINH. PHẨM NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ TÂM KINH CHUYỂN (tiếp theo).
29 Tháng Sáu 20201:23 CH(Xem: 5223)
Pháp Âm 2020_43. NGỌC MINH KINH: PHẨM DI ĐÀ ĐẠI LỰC DIỄN NGỌC KINH & NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ TÂM KINH CHUYỂN.
22 Tháng Sáu 202012:06 CH(Xem: 5108)
Pháp Âm 2020_42. NGỌC MINH KINH: PHẨM DI ĐÀ KIM SẮC NHẠN KINH.
14 Tháng Sáu 20208:05 CH(Xem: 5460)
Pháp Âm 2020_41.
02 Tháng Sáu 20203:03 CH(Xem: 5532)
Pháp Âm 2020_40.
25 Tháng Năm 202010:11 SA(Xem: 5097)
Pháp Âm 2020_39.
20 Tháng Năm 20206:58 CH(Xem: 5112)
Pháp Âm 2020_38. Huyền Không Thiên Thượng ban kinh NGỌC LỊCH THƯỢNG ĐẾ NHÃN KINH.
17 Tháng Năm 20202:34 CH(Xem: 4993)
Pháp Âm 2020_37.
11 Tháng Năm 20201:56 CH(Xem: 5398)
Pháp Âm 2020_36. Bát Nương Diêu Trì Cung Di Hoa Kim Hải giáng đàn.