Ngày 29 tháng 11 năm Đinh Dậu
Ngày 15 tháng 1 năm 2018
Đàn Tràng Nam Thành
Hiệp Thiên Huyền Nữ Kim Ngọc Thanh Huyền
Tiếp Điển Ứng Khẩu Lưu Xuất Kinh Văn
Bấm Vào Thanh Để Nghe
PHÁP ÂM #114A
Ta dĩ khả di toan tất độ
Giọng QUỐC cờ giáo hóa chi vô
Đường tỏ bẩm khai đường di giả
Đón đón kỳ huy nguyện tất đồ
Dõng dạc thoi đưa chiều di bộ
Thạnh thới quang HÀ lộ ánh cơ
Di di khả lộ đường cao bổng
Khoán khoán tất tề toạ nơi mô
DUNG dung khả khả đào bạn lồ
Kỷ kỷ trao đàn mận đào tơ
Du dương khả kiết bao tọa đề
Tường tường lãm tố khai hoàng khê
Chim Loan phủ cánh vườn khoa phú
Vạn vạn bi tàn vang khúc về
BẠCH NGỌC khai hoa đàn khiếu [kêu] tấc tơ
Hoa hoa tịnh khiết cờ phủ choáng
Vạn biến THIÊN cơ lộ uy HOÀNG
Đàn khải tấu muôn toà chiếu ảnh
Tại NHỰT NGUYỆT [MINH] cung đàn kháo CHIÊU quân
Như như y khả dùng khải tấu
Nhịp điệu cung đàn vạn đề thơ
CAO [ĐÀI] kỳ quang chỉ TÒA THÁNH mừng
Diệu diệu khai liên khắp châu kha
Vẹn vẹn y ban lời tấu chỉ
Thị thị ngừ mi chánh đoạn nhà
CAO MINH vàng tỏa chiều sương nắng
Nhị NHỊ [THIÊN] MINH CAO trống liên toà
Thẩm phúc cao y vàng hoa nở
Triệu triệu MINH QUÂN lọ tô sàn
Dong dong cất trị làn khói mây
Khai khâm chiếu tùng vạn lâu đài
Trần cơ chỉnh tấu đàng bay xả
Nấc nấc thang trời diệu ánh quang
Nghi nghi tấu trị HOÀNG khai dạ
Cầu QUỐC an dân chiếu ánh từ xa
Khai khai MINH toả đường chiếu giảng
Đoạn đoạn sau cùng ánh Chương Tòa.
Khâm sức tính tọa vị song khai
Mận diệu kha vì hiếu trung hoài
Du du ngoạn ngoạn Tòa Nam Đức
Chỉnh tấu DUNG NHI sáng tiện lầu. [1]
[Minh Chiêu = Đức Ngài Cao Đài Giáo Chủ Ngô Minh Chiêu, Ngôi Hai trào một. Nhị Thiên = Đức Ngài Hoàng Nhị/Di Thiên, Ngôi Hai trào tam, thế danh Hà Hưng Quốc, đang lãnh đạo Giáo Hội Thiên Trường/Huyền Không Đại Đạo/Bửu Sơn Huỳnh Đạo Kỳ Ba Vô Vi.]
Bấm Vào Thanh Để Nghe
PHÁP ÂM # 114B
Kính lễ CHA qui hồi đáo thế
Phong di HÀ bậc thệ khê khê
Liễu LIỄU HẠNH nhi tái lai triều
Qui qui thống chung kỳ du thệ.
Du thệ khả bất đà di chỉ
Nhật phong hành lữ tá hồng huê
Cầu cầu phúc DUNG HUÊ [HOA] hòa ký
LIỄU HẠNH nhi ẩn náu tạm bề
Khả khả bất diện MINH CHIẾU chỉ
LẠC hồng quang chuẩn đáo túc tề
DI di mạng phụng chầu MINH QUÍ
Lệ lệ nhoà kính đáo vọng về
Khai vị bổn tọa đường chầu MINH SÁNG
Diệu diệu ánh trăng lo khắp dương gian
Kính lạy HỒNG ÂN chầu tám tọa đề
Thị thị LIỄU NHI hầu chung kiếp GIANG HÀ
Tấu tấu CHA MÌNH sáng tọa điều khang
QUÂN TỪ ÂN chỉ đáo khai màn
Nhọc nhằn thân lệ đổ trao lời nói
Ân kính lễ CHA đáo lai HÀ
Liễu LIỄU HẠNH nhung kỳ ba đoạn [1]
Chút phong tòa diễu ánh THÂN CHA.
[Nội dung đoạn thi văn trên là Thánh Mẫu Liễu Hạnh trình bày với Đức Ngài Hoàng Di Thiên. Câu “Cầu cầu chúc Dung Hoa hòa ký” ý nói Thánh Mẫu Liễu Hạnh và Vân Hương Thánh Mẫu (Hoa Dung công chúa) cùng cầu chúc Cha Hà Hưng Quốc đáo lai. Liễu Hạnh Thánh Mẫu cũng là Liễu Hạnh Tiên Tử, là Bà Chúa Ngọc, là Ngũ Nương Diêu Trì Cung.]
CHÚ THÍCH:
[1] Liễu Hạnh Công Chúa là một trong những vị thần quan trọng của tín ngưỡng Việt Nam. Bà còn được gọi bằng các tên: Bà Chúa Liễu, Liễu Hạnh, Mẫu Liễu Hạnh, hoặc ở nhiều nơi thuộc vùng Bắc Bộ bà được gọi ngắn gọn là Thánh Mẫu. Theo truyền thuyết trong dân gian Việt Nam, Liễu Hạnh là một trong bốn vị thánh Tứ Bất Tử. Bà vốn là con gái thứ hai của Ngọc Hoàng Thượng đế, ba lần giáng trần. Bà đã được các triều đại phong kiến từ thời nhà Hậu Lê đến thời nhà Nguyễn cấp nhiều Sắc, tôn phong là "Mẫu nghi thiên hạ - Mẹ của muôn dân" và cuối cùng quy y cửa Phật. Bà còn được cho là người đứng đầu hệ thống Tam Phủ, Tứ Phủ thờ Đạo Mẫu. Nhiều làng xã và các đô thị ở phía bắc Việt Nam đều có đền thờ bà.” Trích dẫn: Wikipedia.
Theo tài liệu đăng trên tapchiliengiaocaodai.org.vn: Đạo Cao Đài đã minh chứng Thánh Mẫu Liễu Hạnh chính là Đức Vân Hương Thánh Mẫu mà trong thời TKPĐ nầy ngài đã thọ lệnh Đức Vô Cực Từ Tôn giáng linh điển trở về tổ quốc Việt Nam để thực hiện sứ mạng kỳ ba nói chung, và độ dẫn phụ nữ VN nói riêng. Những bài dạy đạo của Ngài luôn có khẩu khí của một vị Thánh Mẫu VN đầy tình thương dân mến nước và ưu ái truyền thống Rồng Tiên:
"Nhân thế rằng tiên trở gót hài
Vì ai mà đến biết chăng ai
Lá cờ Việt nữ nghìn năm trước
Giọng hát Nam Giao vạn thuở này
Ào ạt Tây phong hồn đã lạc
Lờ mờ đông trúc nước đang say
Lần ba là một lần chung kết
Xây dựng cõi đời đạo thái lai.”
(VÂN HƯƠNG THÁNH MẪU)
Trong cuốn Minh Thiện Chơn Kinh của Ngọc Linh Thánh Tịnh, tiếp điển tả kinh vào ngày Rằm tháng 9 năm Kỷ Hợi 1959, thánh giáo của Đức Vân Hương Thánh Mẫu như sau:
“Hoa hương yểu điệu lộng hoa tiên
Bộ bộ khinh khinh tứ mạch nhiên
Ca khúc ngâm tàn minh nguyệt chiếu
Yến diên thưởng liễu bạch vân tiên
Hòa phong phi phất quang sanh tịch
Thoại khí trùng chưng lộ tiết yên
Đa thiểu trần hoàn tri liệu phủ
Nhơn gian biệt chiến nhứt hồ thiên.”
Lê Anh Minh dịch:
Hương hoa yểu điệu giỡn với tiên của loài hoa
Nhẹ bước chân đi, huyết mạch sảng khoái
Ngâm nga xong dưới ánh trăng soi
Tiệc bày thưởng thức liễu và mây trắng
Cùng gió thoảng ánh sáng soi tịch mịch
Khí lành xông lên cho thấy thời tiết yên ổn
Đời này mấy ai biết mà lo liệu
Nhân gian thôi chiến tranh, cả thảy cùng chung một bầu trời.
“Vân Hương Thánh Mẫu, mừng chư môn sanh. Hôm nay, Ta lâm đàn để tiếp tả quyển "Minh Thiện Chơn Kinh". Nhưng trước khi nhập đề, Ta có đôi lời để nhắc nhủ chư hiền đồ. Vậy chư môn sanh hãy toạ thiền, tịnh lòng nghe. Ta có đôi hàng minh huấn:
Thu sắp mãn lá vàng rơi rụng,
Lẹ làng thay tháng lụn ngày qua;
Thanh xuân thấm thoát thấy già,
Cũng như hoa nở rồi hoa lại tàn.
Ba vạn sáu thiều quang qua mãi,
Nghĩ câu “xuân bất tái” mà thương;
Cho người chẳng biết độ lường,
Cứ bôn ba mãi trên đường lợi danh.
Vòng danh lợi đua tranh thành bại,
Để bước cùng hồ hải tứ phương;
Đến khi đi đã tột đường,
Xét ra như giấc mộng trường có chi.
Ai để ý xa suy mới rõ,
Kiếp người như cửa sổ ngựa qua,
Bao nhiêu phú quí vinh hoa,
Cuối cùng cũng trả lại mà trần gian.
Tội chi phải đa mang lấy ách,
Mà không lo rửa sạch tâm hồn;
Ý không để đến thiền môn,
Lòng còn e ngại mới chìm bước chơn.
Khi Ta còn vi nhơn thế hạ,
Trước bao nhiêu sang cả lạnh lùng;
Mặc dù trong chốn thâm cung,
Nhưng lòng mong một chữ "không" tạc thành.
. . .
“Nguyên Ta khi còn tại thế, thân sanh của Ta chỉ sanh hạ được ba chị em gái mà thôi. Ta cùng hai em gái Ta đều ở chốn thâm cung, nhưng Ta không màng cái ngôi Công Chúa mà chỉ biết lo tu hành, thờ Quan Âm Như Lai làm thầy. Nhờ có thế mà cả ba chị em Ta đồng đắc đạo đăng Tiên, được Đức Chí Tôn phong làm Thánh Mẫu tại Bích Diêu Cung dưới quyền Đức Cửu Thiên Huyền Nữ. Hai em Ta cũng được phong đồng một hiệu gọi là Vân Hương Đệ Nhị Thánh Mẫu, Vân Hương Đệ Tam Thánh Mẫu. Bởi thế Ta có lập nguyện: Nếu được một môn đồ nào mà lo việc tu hành tha thiết, thì Ta nguyện độ tất cả toàn gia của môn đồ ấy, dù gặp trường hợp nào cũng có chư linh bảo hộ. Hôm nay Ta thừa lịnh Đức Mẹ lâm đàn để tả kinh “Minh Thiện”. Chư môn sanh có duyên mới gặp đặng Ta. Âu cũng là do sự tiền định. Vậy trước đàn Ta khuyên chư hiền sanh nam cũng như nữ, nếu đã làm môn đồ Ta, chỉ nên biết việc tu hành cần chuyên hôm sớm, mặc dù gia đình ở xa xôi đến đâu, Ta cũng hứa sẽ bảo toàn cho trọn vẹn. Mong rằng chư hiền hãy để ý nhưng lời Ta vừa dạy đó.”
Dựa trên những chi tiết mà Thánh Mẫu Vân Hương tiết lộ và kiểm lại lịch sử đất nước thì quả thật có một trùng hợp (và có lẽ là trường hợp duy nhất) là Trần Triều có chị em công chúa đều đi tu. Đó là các công chúa con của Vua Trần Thái Tông. Vua Trần Thái Tông có tất cả 5 vị công chúa. Trưởng công chúa Thái Đường do Hoàng hậu Lý Thuận Thiên sinh ra và 4 công chúa Thiều Dương, Thụy Bảo, An Tư, Hoa Dung do ba bà phi khác sinh ra.
Công chúa An Tư thì gã cho Thái Tử Thoát Hoan lúc mới 16 tuổi trong trận chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai để cứu vãn tình hình nguy cấp của quân Đại Việt. Công chúa Thùy Dương qua đời trong lúc có cử khi biết tin cha mình băng hà. Công chúa Hoa Dung thì không có tư liệu nói về bà. Công chúa trưởng Thái Đường đi tu ở chùa Viên Quang làng Hộ Xá, có sắc phong từ đời Lê Cảnh Hưng thứ 44 (1783). Thần vị của bà ghi: “Trần triều Thái Tông hoàng đế Thái Đường trưởng công chúa Quý mỹ Tiết hạnh Dung quang Đại Vương thần vị”. Công chúa Thụy Bảo đi tu tại thôn Tiền ở phía Tây núi Hổ huyện Thiên Bản, lập An Lạc Viên, sau viên tịch, nhân dân xây bảo tháp ngay trong vườn An Lạc và chuyển chùa, lập đền thờ công chúa ngay giữa làng. Sắc phong đời Lê Cảnh Hưng, đời Tây Sơn Cảnh Thịnh, có đoạn ghi: “Thụy Bảo uy đức thông minh duệ trí, ung dung khí tượng, anh linh hựu dân diệu tĩnh trinh thục thuần cảm Phương Phi công chúa”. Thần vị tại đền công chúa Thụy Bảo ghi: “Trần Triều tông thất phu nhân liệt tiết vương mẫu ni sư truy phong yểu điệu trinh thục Thụy Bảo công chúa vị tiền”. Đền còn phả ký viết trên bảng son có niên đại Khải Định thứ 4 (1920), có đoạn ghi công tích của bà “Bà có công nuôi ẵm và phò Nhân Tông lên ngôi… Bà vui vẻ trở về đi tu, đắc đạo thành tiên vậy. Chúa là con vua Trần Thái Tông, là cô của vua Trần Nhân Tông”. Như vậy dầu có 5 vị công chúa nhưng về sau coi như chỉ còn lại 3 người, trong đó biết chắc 2 người đi tu còn công chúa Hoa Dung thì có lẽ vì đã tu hành từ lúc trẻ nên sử không nói đến. Điều này cũng "khớp" với lời Thánh Mẫu Vân Hương tiết lộ "có 3 chị em gái”, theo nhận định chủ quan của Người Viết Ghi Chú. Vì không phải là sử gia nên không dám khẳng định.
Vân Hương Thánh Mẫu cho biết bà là tiên tử của Bích Diêu Cung dưới quyền Đức Cửu Thiên Huyền Nữ. Còn Cửu Thiên Huyền Nữ lại là Cửu Nương của Diêu Trì Cung trong khi đó Liễu Hạnh Tiên Tử (Thánh Mẫu Liễu Hạnh) lại là Ngũ Nương của Diêu Trì Cung, cả hai bà cùng nằm trong nhóm Cửu Vị Tiên Nương Diêu Trì Cung. Vì thế, Vân Hương Thánh Mẫu có đúng là Liễu Hạnh Thánh Mẫu như tài liệu đăng trên tapchiliengiaocaodai.org.vn và tín ngưỡng nhân gian đã ngộ nhận????
Trong bài Thánh Giáo này của Giáo Hội Thiên Trường có nhắc đến “Dung nhi”/ "Dung Huê" và Liễu Hạnh. Nhưng hai đoạn thi văn trên cũng cho thấy Liễu Hạnh và Hoa Dung công chúa à hai vị thánh mẫu chứ không phải một, dựa vào hai chữ “hòa ký” trong câu “Cầu cầu chúc Dung Hoa hòa ký” cũng như dựa vào hai đoạn điển thi riêng biệt. Vì thế, nếu đúng vị được Thượng Đế sắc phong Vân Hương Thánh Mẫu chính là Hoa Dung công chúa, thì thêm một lần nữa, câu hỏi là Vân Hương Thánh Mẫu có đúng là Liễu Hạnh Thánh Mẫu như tài liệu đăng trên tapchiliengiaocaodai.org.vn và tín ngưỡng nhân gian đã ngộ nhận????
Theo tư liệu của Cao Đài và tư liệu của Giáo Hội Thiên Trường, Cửu Nương có nhiệm vụ tiếp dẫn các chơn hồn lên tầng trời Tạo Hóa Sanh Thiên là tầng trời thứ chín. Tôn danh của Cửu Nương là Diêu Trì Cung Sứ Giả. Đạo hiệu của Cửu Nương là Ngọc Vạn Tiên Tử. Pháp khí của Cửu Nương là Ngọc Tiêu. Theo tư liệu của Giáo Hội Thiên Trường, bài Cửu Mẫu Nương Công, do Hiệp Thiên Huyền Nam Phương Vũ tại đạo tràng St.Louis tiếp điển ngày 22 tháng 9 năm 2020 gởi thông điệp đến Đức Ngài lúc 15:16 giờ US, Cửu Nương tiết lộ cho biết bà chính là Cửu Thiên Huyền Nữ mà tín ngưỡng nhân gian và tôn giáo lầm lộn tôn danh này là của Mẹ Diêu Trì Kim Mẫu. Theo tư liệu của Cao Đài Tam Kỳ Phổ Độ, Cửu Nương có một kiếp giáng sanh trên đất Việt tên là Cao Thị Khiết, sanh ngày 16 tháng Giêng năm Bính Thân (1895) tại Thị Xã Bạc Liêu, con của Ông Đốc Phủ Cao Minh Thạnh và Bà Tào thị Phu Nhân, triều thiên ngày 27 tháng Năm năm Canh Thân (1920) lúc mới 25 tuổi. Một kiếp khác bà là Công Chúa Ngọc Vạn, con của Chúa Nguyễn Hy Tông, được gã cho Vua Chey Chetta II trở thành Hoàng Hậu của nước Cao Miên. Theo tư liệu Giáo Hội Thiên Trường thì bà đã nhiều lần giáng trần trên đất Việt trong các triều Đinh, Lê, Lý, Trần có một kiếp là vợ của Lịnh Công Mạc Kính Cửu ở Hà Tiên (tức bà Bùi Thị Lam, người huyện Đồng Môn, Biên Hòa?). HẾT PHẦN GHI CHÚ.
Bấm Vào Thanh Để Nghe
PHÁP ÂM #116A
CỐ CỐ HỈ quang minh chiếu dạng
Điệu cung đàn ban chiếu trần gian
Di nhiên cầu đạo qua lưu đáo
CỐ HỈ nhiệm kỳ duyên phúc ban.
Cơ Thiên tạo hóa quang phục điền
Thánh Thần Tiên Phật đáo hạ lai
Vi nhiên nhiên tự cốt ĐÀ DI
Chuẩn đáo phi nhàn dĩ mật chi
Làn hơi khói sương mù dốc [là] đà
Vi diệu từng cống lộ thiên sa
Đăng đăng khứu đố chiều mật thiết
Nhựt tiên đồ lộ lố HÀ vi
Đặng đặng chu mi kỳ đáo thế
Vọng vọng vang vang nổi hựu kỳ
Dún di CỐ CỐ tá điển không
Hư hư lự lự chiều báo HOÀNG
Tịnh tịnh tọa toạ CHIẾU Bồng Lai
Sen đua báu nở cầu dị khuyết
Tầm chánh DI ĐÀ huyết mực khai
Đáo lễ biên kỳ du khuyết mạng
CHIẾU thể MINH QUÂN đáo HÀ di
Đăng đăng CHIẾU rọi đường PHÁP GIÁO
CỐ CỐ HỈ già rọi tâm như
Thánh Thần Tiên Phật đáo hạ lai
DI mạng CHIẾU thể HOÀNG MINH CHIẾU
BỤT khai đề giống như ĐÀ
Cáo cáo như như kỳ đô lộ
Giả giả hư hư thông tịnh tòa
KHAI ĐẠO hóa hồn THIÊN NHỊ
Kiến công hòa PHÁP ĐẠO VÔ VI
Thiên thiên CỐ HỈ lai trào thế
Chuyển linh căn hạ đáo dạy thời
Hư không cõi CỐ CỐ ban lời
HOÀNG HOÀNG MINH khai CHIẾU độ đời
Vun vun giỏ đá chiều hoa nở
CỐ GIÀ lau tuyết chỉ ban kha
Nhật nguyệt phi đà cao tốc giả
Lão Lão bua trình chỉ khuyên HÀ
MINH MINH CHIẾU CHIẾU đà cao bốc
Tọa tọa minh khai chuyển cơ HÀ
[Cố Hỉ = Thượng Động Cố Hỉ. Di Đà Bụt = Phật A Di Đà. Thiên Nhị = Nhị Thiên, Hoàng Nhị Thiên. Hoàng Minh = Minh Chiếu = Chiếu Minh = ám chỉ Hoàng Di Thiên Ngôi Hai trào tam.]
PHÁP ÂM #116B
Dĩ nhiên chuyển thế là cao phẩm
Lão Lão di tầm THÁNH tương phùng
Dĩ nhiên tự có đào di nhựt
Tháng tháng công trình trí minh khai
Đời CỐ CỐ HỈ đào mực tố
Dựng tâm kỳ chiến kỵ gieo hoa
Mượn xác na cơ điền chiếu điển
Tâm thật đà mộng lố tinh hoa
NGỌC MINH sáng suốt cơ đồ lộ
Chuẩn tấu KHAI HOÀNG giống xưa đồ
Chí chí công phu đồ hoa thế
Chỉ chỉ mộng kỳ đó NHỊ HOÀNG
Khai đồ lao tỏa khắp nhân gian
Kỳ Ba lưu trú tạ Minh Triều
NGỌC ngọc sáng chiếu tỏa khắp năm châu
Liên Tòa Bửu khấu nhập Liên Đài
Kỷ kỷ xưa xưa đà chiếu mảnh
Lập chiến công qui về giống lành
CỐ HỈ GIÀ lành chấp chiếu HOÀNG
Xuống mệnh CHIẾU nhi KHAI LẬP THỜI
Cung cung đáo lễ thời MINH chuẩn
Du khôn toan tiết mộng kỳ hoan
Hoan hoan kỳ nhiệm là CỐ HỈ
Mượn trầu tiêm LỜI NÓI PHÁP TRUYỀN.
Vung đao tứ hoa điềm
Chiến chiến khai đồ gia
Ký đòa Mộc chung khứu
Tọa tọa nhiên thâm đòa
Cửu cửu khai nhiên NHỊ
Kiếu [kêu] gọi quan công HÀ
Mật lệnh tỏa sáng già
Bay bay phất phới qua
Dấu ấn tầm nơi tọa
Khuyến khuyến du Đông HÀ
Chi chi minh tọa tấu
Vạn khái động Kỳ Ba.
Thôi thôi CỐ CỐ HỈ lời ban phúc
Cho tất cả những người từng chút đi lên
Lui lui chơn điển đà lui điển
Chúc cầu nhân thế mau trở tìm
Về nơi CUNG BÍCH NGỌC tự toạ
Lui lui chơn điển NGỌC TÒA CỐ lui.